Cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chân

Bàn chân biến chứng tiểu đường
Bàn chân biến chứng tiểu đường
TP - “Theo thống kê, có 5 - 7% bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng loét bàn chân và nguy cơ cắt cụt chân ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15 - 46 lần so với người không bị bệnh. Còn tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân. Không chỉ để lại hậu quả nặng nề về mặt tâm lý, người bệnh sau khi đoạn chi còn trở thành ghánh nặng cho gia đình, xã hội “ - theo: diabetesjournals.org.

Biến chúng bàn chân do ĐTĐ - nguyên nhân từ đâu?

Tại sao các bệnh nhân đái tháo đường lại có nguy cơ cao với biến chứng trên bàn chân như thế? Điều đó đã được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

Cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chân ảnh 1

Giảm lưu lượng máu/ dây thần kinh bị hư hỏng

Biến chứng thần kinh: Tổn thương thần kinh có thể xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 sau 5 năm hoặc ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngay tại thời điểm mới chẩn đoán. Tuổi càng lớn, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh. Sau 25 năm có khoảng 60-70% bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng này. Biến chứng thần kinh do đái tháo đường hiếm khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm chính gây tàn phế và là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân ở các bệnh nhân đái tháo đường.

Biến chứng thần kinh làm giảm khả năng cảm nhận đau đớn, nóng, lạnh; do đó bạn sẽ không thể cảm nhận được bàn chân của mình đã bị tổn thương. Y học gọi đó là hiện tượng “mất cảm giác bảo vệ”. Bạn có thể giẫm lên một cái đinh hay một viên sỏi, hoặc bị trầy xước bàn chân mà vẫn đi cả ngày không hề hay biết, chỉ khi chân sưng to lên hoặc nhiễm trùng nặng bạn mới phát hiện ra và việc điều trị lúc đó là cực kỳ khó khăn.

Biến chứng mạch máu nhỏ: Các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Theo các nghiên cứu, có khoảng 20% bệnh nhân đái tháo đường có hẹp hoặc tắc động mạch ở chân. Hiện tượng kém nuôi dưỡng do máu ít đến sẽ làm hạn chế khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng và chữa lành các vết loét. Trường hợp tắc hoàn toàn động mạch có thể làm bàn chân và các ngón chân.

Nhiễm trùng: Các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường, lý do là đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn. Đa số các bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam là những người lao động trực tiếp tại các cánh đồng hoặc nhà máy, họ tiếp xúc với nguồn vi khuẩn rất lớn; vì vậy chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây ra nguy cơ loét và lan rộng ổ nhiễm trùng.

Một số nguyên nhân khác:

- Béo phì làm tăng áp lực lên bàn chân.

- Giảm thị lực làm bệnh nhân dễ ngã, gây tổn thương bàn chân và khó phát hiện những biến đổi trên bàn chân.

- Kiểm soát đường huyết kém, hoặc bệnh thận mắc kèm gây giảm protein nên vết thương khó lành.

- Rối loạn mỡ máu gây xơ vữa các động mạch cấp máu cho chân.

- Đi giày, tất không phù hợp dễ gây tổn thương cho bàn chân.

- Cuối cùng, những người có tiền sử bị loét chân hoặc cắt cụt chân thì nguy cơ tiếp tục bị loét chân cũng sẽ tăng lên.

Vindermen - thêm một hướng giải quyết biến chứng

Với Chondroitin hàm lượng cao và các vitamin nhóm B hoạt tính cao - Là giải pháp tối ưu điều trị tê chân tay, dị cảm đầu chi, viêm dây thần kinh và các rối loạn chức năng thần kinh do ĐTĐ. Một nghiên cứu đăng trên báo Arthritis & Rheumatism trong tháng 9/2011, cho rằng dùng chondroitin hàng ngày cho thấy an toàn và hiệu quả giảm đau bàn tay và cải thiện hoạt động bàn tay ở người viêm xương khớp. 

Chi tiết liên hệ:

Cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chân ảnh 2
Miền Bắc : (04) 39 960 886 Hoặc: (04)39 959 969 (Giờ hành chính)

Miền Nam: (08)3810 5458 – Ms. Thanh Nhờ hoặc 0909.910.866 – Ds. Phạm Dũng

Để được tư vấn - giải đáp miễn phí hoặc truy cập website http://vindermen.com để biết thêm thông tin chi tiết.

MỚI - NÓNG