Cõng gạo về làng phong tỏa

0:00 / 0:00
0:00
Một phụ nữ chở gạo vào xã Tịnh Kỳ
Một phụ nữ chở gạo vào xã Tịnh Kỳ
TP - Gạo và các mặt hàng lương thực thiết yếu vẫn được người dân các nơi tiếp ứng tự nguyện về “làng dịch” với giá cả như ngày thường ngay khi tỉnh Quảng Ngãi công bố ca dương tính SARS - CoV-2 liên quan bệnh nhân ở Ðà Nẵng và xóm Vĩnh Long, thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi lập tức bị phong tỏa.

Tịnh Kỳ là xã biển có lưu lượng tàu thuyền ra vào nhiều nhất tại tỉnh Quảng Ngãi tấp nập từ sáng sớm đến nửa đêm. Ngư dân ở các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam cũng xuôi về cửa biển này.

Từ 15 giờ chiều ngày 5/5, thông tin về một ca bệnh nhân dương tính SARS - CoV-2 là người địa phương khiến làng chài này lập tức “đóng băng” trong nỗi lo ngại. Việc phong tỏa mặc dù chỉ áp dụng ở xóm Vĩnh Long gồm 30 hộ với 211 nhân khẩu. Tuy nhiên, những xóm lân cận cũng đóng chặt cửa.

Làng chài Tịnh Kỳ có gần 2.600 hộ, 11.043 nhân khẩu, những ngôi nhà nằm san sát, những lối đi hẹp, mối quan hệ làng xóm gắn kết, anh em gặp nhau “chạm ly, nâng cốc” là yếu tố bất lợi rất lớn khi dịch bệnh bùng phát.

Tại lối rẽ vào đầu xã, cách thôn Vĩnh Long gần 1 km, nhiều người ngồi trong ngôi nhà khép cửa, những ngư dân nghỉ đi biển tranh thủ lôi lưới ra vá để chờ tình hình yên ổn thì đi biển trở lại.

Ông Hồ Thành, một ngư dân mới đi biển về cho biết, những người làm biển ở xóm bên phải neo tàu nghỉ luôn, bạn cũng không ai dám đi, còn xóm bên này thì vẫn nghe ngóng để đi biển trở lại. Một số ngư dân ngần ngại chia sẻ, chỉ dám đi biển 1-2 ngày, còn nếu đi biển dài ngày vẫn thấy lo lắng.

Ông Nguyễn Hoài Thanh, Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết, từ đầu đợt bùng phát dịch tới nay, đây là lần đầu tiên địa phương có một ca bệnh dương tính SARS - CoV-2. Ông Thanh cũng chia sẻ, chính quyền đã tuyên truyền bà con bình tĩnh, nguồn lương thực sẽ không bị gián đoạn.

Dọc tuyến đường chính, khu vực không bị phong tỏa vẫn chìm vào cảnh “ngủ ngày”. Các tiệm buôn bán đóng cửa, đại lý thu mua hải sản không một bóng người, chỉ có tiệm bán thuốc và một số tiệm tạp hóa cánh cửa khép hờ. Nhiều người dân cho biết “Từ 3 giờ chiều ngày 5/5 là náo loạn hết. Người ta đổ xô đi mua mì tôm, mua gạo, nhưng đại lý chỉ bán cho mỗi gia đình nửa thùng mì và gạo san sẻ mỗi nhà một ít”.

Chúng tôi chú ý đến những người phụ nữ đang khom lưng trên chiếc xe đạp về cuối làng chài. Một chị tên Kiều dừng xe quệt mồ hôi, khi tôi gọi hỏi về giá gạo. “Không lên giá. Không lợi dụng làng dịch mà lên giá, vẫn bán gạo 13,5 (13.500 đồng/kg)”, chị trả lời chắc nịch.

Chị Phạm Thị Hồ, gia đình ở gần xóm Vĩnh Long hì hục bê gạo vào nhà. Chị Hồ cho biết, mình không phải là đại lý gạo, nhưng cho bà con buôn bán gạo ở xã Tịnh Hòa gửi nhờ để bán cho bà con trong xóm, vì nhu cầu nhiều người đang cần trữ gạo.

Chỉ tay vào người phụ nữ mồ hôi ướt đẫm lưng áo đang gò lưng đạp xe đi vào xóm, chị Hồ cho biết, chị đó tên Hoa, nhà ở xã Tịnh Hòa, từ sáng tới giờ chị Hoa dùng xe đạp thồ sang được 500 kg gạo tiếp ứng cho bà con và gạo vẫn giữ giá như ngày thường.

Thấp thoáng trong những con đường xóm là bóng dáng người phụ nữ già nua đang khom lưng chở gạo tiếp ứng cho người dân. Tôi dùng từ “tiếp ứng”, vì những người phụ nữ này khi được hỏi đều chắc lừ: “Gạo bán trước sao, sau vậy, không bao giờ lên giá, không lợi dụng dịch”.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.