“Con nhờ thầy xử bạn giùm con”

Bức thư mà con tôi viết định gửi cho thầy giáo chủ nhiệm nhờ thầy “xử bạn giùm con“.
Bức thư mà con tôi viết định gửi cho thầy giáo chủ nhiệm nhờ thầy “xử bạn giùm con“.
Chiều hôm đó, đón con đi học về, con trai đưa cho tôi cái phong bì con tự chế: "Mẹ đọc trước giùm con coi con viết thư gửi thầy như vầy được không mẹ!".

Lần giở cái phong bì mà con tự tay gấp, xếp, dán keo, tôi mở lá thư mà con định gửi thầy.

"Con kính gửi thầy

Những gì bạn S. đã làm với con nhiều lắm thầy, như: đánh con, gây sự với con. Hôm nay ngày  16/12, bạn đã đánh vào vai con rồi đổ lỗi cho em bạn H. Con đã đẩy bạn ra rồi sau đó con nói là không được đỗ lỗi cho người khác nhưng bạn S. vẫn ngoan cố không chịu nhận lỗi. Con nhờ thầy xử bạn giùm con".

Cảm giác đầu tiên của tôi là bật cười với một lá thư ngắn ngủi như thế này. Bật cười vì "chuyện có chút xíu vầy cũng méc thầy". Nhưng đọc đi, đọc lại, ngẫm tới nghĩ lui, tôi chợt giật mình!

Con tôi bức xúc đến độ viết thư "méc" thầy tức là sự việc không hề đơn giản. Cậu bé mà con tôi nhắc đến trong lá thư liên tục trêu chọc con tôi hay nhiều bạn bè khác trong lớp. Không ngày nào đi học về mà tôi không nghe con tôi kể về những điều bực dọc của các bạn trong lớp về cậu bạn này. Và có lẽ, hôm nay là đỉnh điểm của sự bực dọc. Con tôi đành phải "méc" thầy.

Tôi gấp lá thư, cất cẩn thận vào giỏ xách của mình. Chỉ nói chuyện với con về cách con ứng xử với bạn. Và hướng dẫn con, nếu còn gặp tình trạng tương tự, hãy cứ gặp trực tiếp thầy giáo chủ nhiệm báo cho thầy biết. Đồng thời, tôi nói với con, tôi cũng sẽ nói chuyện với thầy.

Và sau đó thì mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa, cậu bạn ấy đã xin lỗi con tôi, hứa sẽ không có những hành động trêu chọc các bạn như vậy nữa. Trước mặt thầy giáo chủ nhiệm, hai bạn đã bắt tay nhau làm hòa. Các cháu đã lại vui vẻ, hòa đồng với nhau.

Quả thật, những va chạm xích mích nhỏ xảy ra ở trường lớp mỗi ngày. Nhưng nếu không được thầy cô, cha mẹ can thiệp, phân xử khéo léo, kịp thời thì rất dễ dẫn đến những hành xử quá đà, thậm chí là những trận ẩu đả vượt mức kiểm soát của con trẻ trong môi trường học đường. Và khi đó, những người lớn của chúng ta, có hối cũng không còn kịp nữa.

Theo Theo phapluattp.vn
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.