Con người thông minh nhất ở nhiệt độ 22 độ C

Con người thông minh nhất ở nhiệt độ 22 độ C là do ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự tiêu thụ đường glucose trong cơ thể.
Con người thông minh nhất ở nhiệt độ 22 độ C là do ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự tiêu thụ đường glucose trong cơ thể.
Con người thông minh hơn khi ở nhiệt độ lạnh so với nhiệt độ nóng và thông minh nhất ở nhiệt độ 22 độ C là do ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự tiêu thụ đường glucose trong cơ thể.

Câu chuyện con người thông minh nhất khi ở nhiệt độ 22 độ một phần là do nhiệt độ lạnh giúp con người bình tĩnh suy nghĩ, một phần là do tác động của nhiệt độ tới quá trình cung cấp năng lượng cho hoạt động của não bộ, cụ thể là sự tiêu thụ đường glucose.

Hai nhà khoa học là Amar Amar Cheema đến từ Đại học Virginia và Vanessa M. Patrick đến từ Đại học Houston đã dụng công nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu suất làm việc của bộ não.

Sau quá trình nghiên cứu các tài liệu cùng quan sát phản ứng của cơ thể người trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau, hai nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao con người thông minh nhất ở nhiệt độ 22 độ?

Con người minh mẫn hơn trong nhiệt độ lạnh hơn so với nhiệt độ nóng là do khi trời nóng, cơ thể con người sẽ phải mất nhiều năng lượng hơn để làm mát so với việc làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Mặt khác, năng lượng cung cấp cho não bộ xuất phát từ chính lượng đường trong cơ thể.

Qua quan sát, hai nhà khoa học nhận ra lượng đường trong cơ thể người cạn kiệt nhanh hơn khi ở nhiệt độ nóng so với nhiệt độ lạnh. Do đó, ở nhiệt độ lạnh, năng lượng dư thừa trong cơ thể nhiều hơn khiến con người thông minh hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Những kết quả nghiên cứu này đã được Amar Cheema thuộc Đại học Virginia và Vanessa M. Patrick thuộc Đại học Houston công bố trên trang Scientificamerican vào ngày 12/2/2013.

Trước nghiên cứu trên, từ lâu các nhà khoa học biết được đường glucose chính là nhiên liệu cho quá trình hoạt động của não bộ. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal Clinical Nutrition (Tạp chí Dinh dưỡng Y học của Mỹ) năm 1998, các nhà khoa học đã đưa ra những bằng chứng chứng tỏ đường glucose có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng học tập và nhận thức của con người.

Điều này lý giải vì sao mà các nước châu Âu có nền kinh tế phát triển hơn so với châu Phi và châu Á. Ở các quốc gia ôn đới, nhiệt độ lạnh khiến con người làm việc hiệu quả hơn, năng suất làm việc cao hơn và hệ quả là kinh tế phát triển hơn.

Theo Phương Thảo

Theo Gia đình Online
MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.
Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

TP - Cây táu ở đền Thiên Cổ, thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì) có niên đại khoảng 2.100 năm. Tương truyền, cây gắn liền với thời kỳ các vua Hùng dựng nước, mang những giá trị vô giá về văn hóa, tâm linh và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.