ÐBQH Nguyễn Sỹ Cương:

Có tiêu cực trong chuyện văn bằng, chứng chỉ

ÐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận). Ảnh: Như Ý
ÐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận). Ảnh: Như Ý
TP - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng: Còn rất nhiều bất cập, trong đó có những vấn đề tiêu cực liên quan đến việc thi nâng ngạch và văn bằng, chứng chỉ.

ĐB Cương cho biết: Theo quy định, việc thi nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm và phù hợp với cơ cấu của cơ quan, tổ chức, song trên thực tế lại không thực hiện được.

Theo ông Cương, dự thi nâng ngạch, có nhiều tiêu chuẩn đặt ra, chủ yếu thể hiện trên văn bằng, chứng chỉ. “Rất nhiều người sợ thi môn ngoại ngữ, vì trình độ ngoại ngữ hạn chế. Có người nộp hồ sơ thi bị gạt ra vì không có chứng chỉ ngoại ngữ. Song mấy hôm sau có chứng chỉ ngoại ngữ lại được chấp nhận, và cơ quan chấp nhận một cách rất đơn giản. Rõ ràng có chuyện tiêu cực. Chưa kể quy định mà Bộ Nội vụ quy định cho việc lấy tiêu chuẩn tiếng dân tộc. Tiếng dân tộc được miễn thi, nhưng thực tế quy định phải có cơ sở được phép đào tạo tiếng dân tộc đó công nhận, còn cơ quan xác nhận thì không chấp nhận”, ông Cương dẫn chứng.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) dẫn chứng: Ngay tại bệnh viện nơi ông công tác có 8 vị trí trưởng, phó khoa đang hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn buộc phải rút lại quyết định bổ nhiệm cách đây 5 năm, vì vị trí này không phải là viên chức.

“Theo tôi, chúng ta nên tập trung vào vấn đề này, chứ cứ sa đà vào chuyện định nghĩa tài năng thì sẽ không tìm được người tài năng”, ông Hiếu nêu ý kiến.

Đối với các quy định liên quan đến tuyển dụng, theo ông Nguyễn Sỹ Cương, trong dự luật gần như không có gì mới, không giải quyết được những vướng mắc hiện nay. “Nhiều cơ quan, địa phương (có nhân sự) do cơ quan, tổ chức cấp trên tuyển dụng, người sử dụng chỉ biết tiếp nhận về. Quá trình sử dụng cán bộ, công chức đó thấy không thực sự phát huy được hiệu quả hay là không phù hợp nhưng cũng không có quyền làm gì cả, không thể cho người ta nghỉ việc, thậm chí đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật cũng không có quyền kỷ luật”, ông Cương nói và đề nghị sửa đổi các quy định theo hướng, người sử dụng cán bộ, công chức mới là người có quyền tuyển dụng đối với cán bộ, công chức đó.

Tham khảo kinh nghiệm ở các nước, ông Cương cho biết: “Người ta đăng báo để tuyển người vào một vị trí nào đó. Sau khi nghiên cứu hồ sơ gọi đến phỏng vấn và tiếp nhận vào làm việc. Trong quá trình làm việc người ta đánh giá rất rõ việc anh có thực hiện được nhiệm vụ đó không và có thể ngày mai người đó phải nghỉ việc vì không thực hiện được nhiệm vụ”.

Cũng theo ông Cương, việc tuyển dụng ở nước ta lâu nay rất hoành tráng, tổ chức một kỳ thi, camera lắp khắp nơi, an ninh canh gác vòng trong vòng ngoài, ngân hàng đề thi cũng bảo vệ rất nghiêm ngặt. “Nghe có vẻ rất nghiêm túc nhưng tiêu cực vẫn hoàn toàn tiêu cực. Tất cả các khâu có thể làm rất nghiêm nhưng chỉ một khâu là khâu chấm thi có thể làm sai lệch hết”, ông Cương thông tin.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.