Có dấu hiệu này ở tay, chân, đi khám ngay kẻo gan đang 'nguy kịch'

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Khi gan bị tổn thương, cơ thể sẽ có những dấu hiệu bệnh để cảnh báo. Nhưng trong thực tế, nhiều người vì không biết nên thường nghĩ rằng mình đang gặp một chứng bệnh nào đó mà không phải bệnh liên quan đến gan.

Gan phải đảm nhiệm rất nhiều công việc để phục vụ cho sức khỏe. Là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, nó chịu trách nhiệm về các chức năng trao đổi chất như chuyển đổi chất dinh dưỡng từ chế độ ăn để cơ thể có thể sử dụng và đảm bảo các chất cặn bã được đào thải trước khi chúng gây hại. Tuy nhiên, khi gan gặp rắc rối, nó sẽ phát đi những tín hiệu cảnh báo.

Nguyên nhân khiến một người bị bệnh gan có thể do di truyền hoặc nhiều yếu tố gây hại cho gan, chẳng hạn như virus và thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc, sử dụng một số loại thuốc gây độc cho gan trong thời gian dài…

Ngoài ra, tình trạng béo phì cũng có thể làm tổn thương gan. Theo thời gian, tổn thương gan sẽ dẫn đến viêm, sẹo, xơ gan, có thể gây suy gan, một tình trạng đe dọa tính mạng.

Sưng chân và mắt cá chân

Bệnh gan có thể gây ra bởi mọi thứ từ việc sử dụng bia rượu đến béo phì, và một dấu hiệu cảnh báo phổ biến là tình trạng sưng ở chân và mắt cá chân. Nếu bạn bị phù và không rõ tại sao, thì đi khám bác sĩ là việc làm cần thiết để đảm bảo không có gì nghiêm trọng xảy ra.

Lòng bàn chân xuất hiện nhiều mạch máu

Kể từ ngày chúng ta được sinh ra, sẽ có những đường ở lòng bàn chân và sẽ không có thay đổi lớn trong những năm sau này. Do đó, một khi các "đường chỉ chân" tăng lên, chúng ta phải cảnh giác.

Khi chức năng gan bị suy giảm, sự lưu thông máu sẽ tồi tệ hơn. Vì lòng bàn chân phía dưới của cơ thể con người, máu có thể chảy ở đây cũng sẽ trở nên chậm hơn và ít hơn, dẫn đến sự gia tăng mạch máu của bàn chân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý đi khám để bảo vệ sức khỏe gan.

Ngoài ra, nếu phụ nữ thấy có nhiều nếp nhăn sâu ở hai bên ngón chân, hoặc có những biểu hiện giống như lỗ kim, bạn cần cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa, như rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều…

Lòng bàn chân trắng bệch và bất thường

Ở người bình thường khỏe mạnh, màu của lòng bàn chân sẽ hồng hào, tuy nhiên, nếu lòng bàn chân có màu trắng bất thường và cảm giác máu không được tuần hoàn bạn cần cảnh giác.

Tình trạng này có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường, là một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố.

Lòng bàn tay đỏ

Một dấu hiệu báo động nữa là lòng bàn tay đột nhiên có màu đỏ không rõ lý do. Đây có thể là do bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, một tình trạng xảy ra khi có quá nhiều mỡ tích tụ trong các tế bào gan ở những người hầu như không uống rượu - hoặc kiêng rượu hoàn toàn.

Bàn chân có màu vàng bất thường

Giống như bất kì bộ phận nào của cơ thể, da của bệnh nhân mắc bệnh gan, đặc biệt là phần da trên bàn chân chuyển màu vàng vọt. Khi chức năng gan bị phá hủy bởi bệnh, sự trao đổi chất và bài tiết mật bình thường sẽ dẫn đến sự gia tăng đột ngột hàm lượng bilirubin trong máu, có thể gây ra các triệu chứng vàng da.

Lòng bàn chân khô khốc

Nhiều người cho rằng, hiện tượng khô của da là do cơ thể thiếu nước, gây ra hiện tượng nứt nẻ. Nhưng trên thực tế, hiện tượng toàn bộ lòng bàn chân khô khốc không chỉ do thiếu nước mà có khả năng liên quan đến bệnh gan.

Khi gan bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng đến nội tiết bình thường của cơ thể, dẫn đến da vàng sẫm, dẫn đến khô bất thường và các vấn đề như bong tróc và nứt nẻ.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gan

1. Uống rượu điều độ

Đối với người lớn khỏe mạnh, uống rượu điều độ đồng nghĩa với việc uống tối đa một ly/ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly/ngày đối với nam giới. Việc uống 8 ly/tuần đối với phụ nữ và hơn 15 ly/tuần đối với nam giới được xem là uống nhiều rượu.

Nếu bạn chưa từng uống rượu, hãy tránh xa loại thức uống này.

2. Tránh các hành vi rủi ro

Bạn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và tuyệt đối không dùng chung kim tiêm. Nếu xăm mình hoặc xỏ khuyên trên cơ thể, bạn cần tiến hành ở cơ sở thẩm mỹ sạch sẽ, uy tín, dụng cụ được tiệt trùng cẩn thận.

3. Tiêm phòng

Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm vaccine viêm gan A, viêm gan B để phòng ngừa bệnh gan do virus.

4. Không sử dụng thuốc bừa bãi

Bạn chỉ nên dùng thuốc theo toa hoặc thuốc không kê toa khi thật cần thiết và chỉ với liều khuyến cáo. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng thuốc hoặc bạn muốn các chất bổ sung như thảo dược vào thuốc.

5. Tránh tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người khác

Bạn có thể bị lây nhiễm virus viêm gan nếu vô tình tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người bệnh mà không vệ sinh đúng cách.

6. Tuân thủ các quy tắc bảo hộ lao động

Hãy chắc chắn rằng căn phòng được thông gió khi phun thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm, khi sơn hay khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại khác. Luôn nhớ tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

Khi phun xịt hay tiếp xúc với thuốc trừ sâu, các hóa chất độc hại, bạn phải đeo găng tay, mặc áo dài tay, đeo kính bảo hộ, đội mũ và đeo khẩu trang đầy đủ.

7. Duy trì cân nặng hợp lý

Tình trạng béo phì có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng khỏe mạnh để phòng tránh bệnh gan và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.

Nếu bị bệnh gan, bạn có thể gặp các biến chứng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh gan của bạn. Bệnh gan nếu không được điều trị có thể tiến triển thành suy gan, một tình trạng đe dọa tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu kể trên, bạn nên đi khám sớm để bảo vệ sức khỏe.

MỚI - NÓNG