Tập thể dục khi đói hoặc khi quá no, tiêu thụ nước uống tăng lực, uống nước quá nhiều là những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại không tốt cho sức khỏe khi tập luyện.
Để luôn có sức khỏe tốt, việc tập thể dục là điều không thể thiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ tập thế nào là hiệu quả, tốt cho sức khỏe. Dưới đây là tnhững thói quen sai lầm phổ biến gây hại sức khỏe của nhiều người khi tập thể dục.
Tập thể dục quá sớm
Việc thức dậy quá sớm để tập thể dục ngoài trời là không tốt. Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, mặt trời chưa kịp hé, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể. Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.
Tập thể dục quá muộn
Nhiều người có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhưng thực tế tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.
Theo Body Building, một trong những sai lầm phổ biến khi luyện tập của nhiều người là bổ sung đồ uống năng lượng. Tuy nhiên, đồ uống năng lượng lại chứa nhiều calo, đường và hóa chất. Vì vậy, thay vào đó, bạn nên uống nước. Ảnh minh họa: Internet
Tập thể dục không đều
Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.
Không khởi động
Việc khởi động trước mỗi bài tập thường dễ bị quên. Điều này có thể khiến bạn bị giãn cơ, dễ chấn thương, thậm chí ngất xỉu, đột quỵ khi luyện tập. Trong thời gian dài, điều này làm mất hiệu quả của việc luyện tập, đồng thời gây hại sức khỏe. Vì vậy, hãy tạo thói quen khởi động trước bất cứ bài tập nào.
Tập quá sức
Bạn ham mê với môn thể thao nào đó nên bạn luyện tập quá hăng say. Bên cạnh đó, một số bạn trẻ vì lo sợ tăng cân nên đã tập luyện quá sức mỗi ngày. Dù do bất kỳ lý do nào, tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn nên thực hiện bài tập theo sức lực của cơ thể và tập 5 giờ/tuần. Hãy cho cơ thể bạn nghỉ ngơi nếu đau, nhức mỏi.
Bạn ham mê với môn thể thao nào đó nên bạn luyện tập quá hăng say. Bên cạnh đó, một số bạn trẻ vì lo sợ tăng cân nên đã tập luyện quá sức mỗi ngày. Dù do bất kỳ lý do nào, tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Ảnh minh họa: Internet
Phân tâm trong lúc tập luyện
Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí suy nghĩ một công việc nào đó nó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện của bạn. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, để tăng hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro chấn thương, bạn nên tập trung vào bài tập.
Tập thể dục khi đói
Tập thể dục khi bụng quá đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện nhưng lưu ý sau khi tập thể dục xong bạn cũng không ăn quá no, bởi như vậy sẽ không tốt cho dạ dày.
Tiêu thụ đồ uống năng lượng
Theo Body Building, một trong những sai lầm phổ biến khi luyện tập của nhiều người là bổ sung đồ uống năng lượng. Tuy nhiên, đồ uống năng lượng lại chứa nhiều calo, đường và hóa chất. Vì vậy, thay vào đó, bạn nên uống nước.
Uống nước quá nhiều
Cơ thể mất nước khi tập luyện, nên bạn cần phải uống nước. Nhưng uống quá nhiều nước lại giống như tiêu thụ một bữa ăn đầy đủ, có thể gây chuột rút, buồn nôn. Bạn nên uống tối đa 2 ly nước trước khi tập luyện và có thể uống từ từ từng ngụm trong khi tập.
Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí suy nghĩ một công việc nào đó nó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện của bạn. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, để tăng hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro chấn thương, bạn nên tập trung vào bài tập. Ảnh minh họa: Internet
Tập thể dục khi bị bệnh
Vẫn cố gắng tập thể dục khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi là điều rất nguy hiểm. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn,... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dục nào để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tắm nước lạnh sau khi tập thể dục
Khi đó chúng ta dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Thường xuyên thay đổi bài tập
Chăm chỉ tập thể dục nhưng thường “đứng núi này trông núi kia” không kiên trì với với một bài tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đem lại kết quả cho cơ thể. Thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện.
Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn đã tiến hành tập thể chất, bạn phải gắn bó với bài tập thể dục đó ít nhất 8 tuần để nó mang lại kết quả.