Cơ cấu bí mật trong lực lượng chi viện chiến lược của Trung Quốc

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cơ cấu này đồng cấp với các quân chủng khác như lục quân, hải quân, không quân và tên lửa chiến lược, được cho là sẽ giúp nâng cao năng lực tác chiến của quân đội Trung Quốc.

Trang tin “Free Beacon” của Mỹ vừa cho biết trong lần cải tổ quân đội Trung Quốc vào cuối năm ngoái, người ta gần như không thấy thông tin nào liên quan tới sự thay đổi của cơ quan tình báo quân đội vốn thuộc Bộ Tổng Tham mưu trước đây.

Tuy nhiên, theo các quan chức và chuyên gia phân tích vấn đề Trung Quốc của Mỹ, các cơ quan tình báo và chiến tranh mạng chủ yếu của quân đội Trung Quốc đã được biên chế vào lực lượng chi viện chiến lược mới thành lập.

Hiện nay, cơ cấu này đồng cấp với các quân chủng khác như lục quân, hải quân, không quân và tên lửa chiến lược và rất được Bắc Kinh chú trọng đầu tư phát triển.

Cựu quan chức tình báo Mỹ Larry Wortze cho rằng xét về mặt chiến lược, quân đội Trung Quốc hiện nay có thể thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa chiến tranh điện tử - mạng internet và có thể quản lý tốt hơn việc sử dụng vệ tinh (cho hoạt động thu thập, giám sát và trinh sát tình báo).

Theo nhận định của chuyên gia tác chiến mạng thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ và vấn đề quốc tế (Mỹ), ông James Lewis, cơ cấu mới sẽ giúp quân đội Trung Quốc nâng cao năng lực của mình.

Trong khi đó, Đại tướng Mike Rogers, Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến mạng của quân đội Mỹ cho rằng những hành động tin tặc quy mô lớn sẽ khiến người Mỹ phải đối mặt với nguy cơ đe dọa ngày một lớn. 

Trang tin “Free Beacon” dẫn tiết lộ của các quan chức tình báo cho biết thêm Trung Quốc đã tăng mạnh đầu tư cho việc phát triển năng lực tác chiến mạng. Ước tính mức đầu tư cho hoạt động tác chiến mạng và gián điệp mạng của Trung Quốc đã tăng thêm 30%. Nguyên nhân là do Bắc Kinh nhận định năng lực của họ trên phương diện này lạc hậu so với Mỹ.

Theo Theo Báo Tin Tức
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.