Chuyện về những người tự nguyện nhiễm COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Jacob Hopkins, tình nguyện viên đầu tiên nhiễm trực tiếp vi-rút
Jacob Hopkins, tình nguyện viên đầu tiên nhiễm trực tiếp vi-rút
TP - Họ là những người tình nguyện – tất cả đều còn trẻ và khỏe mạnh – được chọn lọc kỹ càng để nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 vì mục đích nghiên cứu.

Những tình nguyện viên này đã xếp hàng để tham gia vào cuộc “thử nghiệm trên người”, từ lâu đã được vận dụng thành công để phát triển vắc-xin cho các bệnh như thương hàn và bệnh tả.

Thử nghiệm trên người đầu tiên trên thế giới dành cho Covid-19 đã bắt đầu tại Anh vào tháng Ba năm nay, khi các nhà khoa học cố gắng xác định liều lượng vi-rút tối thiểu cần thiết để gây nhiễm những người tình nguyện từ 18 đến 30 tuổi.

Chuyện về những người tự nguyện nhiễm COVID-19 ảnh 1
Anh Alastair Fraser-Urquhart, tình nguyện viên cuộc thử nghiệm trên người

Anh Alastair Fraser-Urquhart đã “đăng ký ngay lập tức” để được tham gia vào cuộc thử nghiệm và đồng thời trở thành quản lý của 1Day Sooner, một tổ chức phi lợi nhuận Anh ủng hộ các tình nguyện viên tham gia vào những nghiên cứu trên con người.

“Chúng tôi thực sự, thực sự may mắn khi vắc-xin mRNA là một nền tảng khả thi để bắt đầu, nhưng chưa có gì đảm bảo được nó”, anh nói, “Và kể cả nếu nó hóa ra hoàn toàn vô dụng, nhờ một thử nghiệm như thế này, bạn có thể phát hiện ra điều đó chỉ trong vài tuần thay vì vài tháng”.

Anh Fraser-Urquhart là một trong số ít những người được tham gia giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm, trong đó những người tình nguyện đã được sàng lọc trước khi đi vào cách ly tại bệnh viện Royal Free ở London.

Vài ngày sau, vi-rút được một nhà khoa học mặc đầy đủ thiết bị bảo vệ tiêm vào mũi anh Fraser-Urquhart trong khi anh nằm trên giường, chỉ mặc áo phông và quần jeans. Có khoảng sáu nhà nghiên cứu khác, đều được che kín từ đầu đến chân, đứng trong căn phòng ấy. “Một người trong số họ đứng trong góc phòng và đếm ngược từng giây… cứ như thể đây là một vụ phóng tên lửa,” anh Fraser-Urquhart kể lại.

Anh cho biết trải nghiệm này vừa đáng sợ nhưng cũng rất đáng nhớ. “Ở cùng một phòng với một lượng lớn vi-rút tinh khiết như thế… nó trông như nước bình thường. Tôi không hề ngờ sẽ thấy coronavirus như vậy”.

Theo Jacob Hopkins, tình nguyện viên đầu tiên nhiễm trực tiếp vi-rút, sau khi được tiêm, họ sẽ nằm 10 phút trước khi ngồi dậy và giữ nguyên tư thế thêm 20 phút nữa. “Khi làm xong, chúng tôi lại… đập tay ăn mừng. Đó là một khoảnh khắc thực sự kỳ lạ, nó giống như kiểu “tuyệt thật, Covid!”? Và rồi sau đó mọi thứ mới thật sự bắt đầu”.

Sau khi nhiễm vi-rút, những người tham gia được theo dõi 24/24 trong ít nhất 14 ngày, cũng như được thu thập mẫu máu và gạc mũi mỗi ngày. Cả anh Fraser-Urquhart và anh Hopkins đều cảm thấy ổn trong vài ngày đầu, nhưng rồi đã phải trải qua một vài ngày “khó khăn” trước khi phục hồi.

“Thành thật mà nói, làm việc này không hề dễ dàng nhưng nó là trải nghiệm phi thường, và là một trong những thứ tuyệt nhất tôi từng làm trong đời”, anh Hopkins nói. “Khi bạn góp phần vào một dự án mà có thể đem lại nhiều điều hay… được là một phần của nó cảm giác thật là tốt.”

Sau khi xuất viện, những người tham gia sẽ được theo dõi trong một năm để các nhà nghiên cứu có thể phát hiện bất cứ triệu chứng lâu dài nào. Nhìn chung, mỗi người sẽ được hỗ trợ khoảng 4.500 Bảng (146,8 triệu VND) cho sự đóng góp của họ. Anh Fraser-Urquhart đã quyên góp khoản tiền hỗ trợ đầu tiên của mình cho tổ chức The Vaccine Alliance (Liên minh vắc-xin), và dự định tặng phần còn lại cho các quỹ từ thiện khác.

“Thật tốt khi có thể chứng minh rằng ít nhất một số tình nguyện viên tham gia hoàn toàn vì lòng thương người”, anh nói. “Thực sự khoản hỗ trợ này không bao giờ ảnh hưởng đến quyết định tham gia của tôi”.

Một số nhà khoa học đã chần chừ về việc cho các tình nguyện viên tiếp xúc với Sars-CoV-2 - loại vi-rút đứng sau COVID-19 – bởi nó hiện chưa có cách chữa trị, mặc dù có một số phương pháp điều trị đã được chứng minh là có hiệu quả.

Trong khi đó, một số người ủng hộ thử nghiệm cho rằng coronavirus gây rủi ro thấp cho người trẻ và khỏe mạnh, đồng thời đem lại lợi ích cao cho xã hội. Những lợi ích này bao gồm khả năng đẩy nhanh quá trình phát triển vắc-xin thế hệ hai, khi các nước đang phát triển phải vật lộn với việc nhu cầu không được đáp ứng đầy đủ. Chúng cũng có thể được sử dụng để so sánh giữa các đối tượng phù hợp để tiêm vắc-xin, phát triển phương pháp điều trị cũng như nâng cao hiểu biết khoa học về vi-rút.

Theo Theguardian.com, ngày 1/6/2021
MỚI - NÓNG