Đây là con đường vào xã Gari, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Chỉ cần nhìn vào con đường, khách đến thăm có thể hình dung một phần cuộc sống ở đây.
Người dân xã Gari vẫn phải dùng điện nước. Đây là tua bin phát điện của người dân đặt ở suối cạnh nhà.
Đường, điện vẫn còn khó khăng nhưng nơi đây đã có sóng di động. Trong ảnh lànhân viên kỹ thuật Nguyễn Quang Ngọc chi nhánh Viettel Tây Giang đang trèo lên trạm phát sóng để kiểm tra định kỳ thiết bị.
Nhờ có trạm phát sóng di động với 3G rất mạnh của Viettel ở xã Gari, chị Nguyễn Thị Nhịp có thể gọi Facetime với mẹ ở Lâm Đồng. Nhịp tâm sự trước đây không có sóng điện thoại di động, chị rất buồn vì ở đây không có gì giải trí. Từ ngày có sóng Viettel, chị có thể vào mạng gọi Facetime cho mẹ, nghe nhạc ngay cả khi đang bán tạp hoá.
Hai chiến sĩ đồn biên phòng (Zơ Zâm Mát và Un Két) đang ngồi nghỉ ngơi xem clip trên mạng với 3G sau những giờ tập luyện.
Phút nghỉ ngơi với âm nhạc của chiến sĩ đồn biên phòng.
Tại vùng biên giới hẻo lánh, nhận được tin nhắn từ gia đình trên điện thoại di động là niềm vui lớn mỗi ngày của các chiến sĩ biên phòng.
Các em học sinh tại Trường Dân tộc bán trú TH & THCS xã Ch'ơm cũng có điện thoại để liên lạc và giải trí. Trong ảnh là một số học sinh đang đọc tin nhắn của bạn bè tại ký túc xá.
Thầy giáo Briu Hiếu đang cho học sinh tham khảo bài hát trên Youtube để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ đón chào ngày 20-11 của trường. Máy tính truy cập Internet với 3G của Viettel.
Những học sinh luôn háo hức với nội dung trên Internet
Ở đây, điện thoại di động phải luôn được sạc đầy pin bởi nó không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn là công cụ giải trí.
Tuy nhiên, ít người biết rằng, để có thể cung cấp dịch vụ thông tin di động nơi đây, định kỳ, nhân viên Viettel phải leo dây để đi kiểm tra trạm thu phát sóng vì không có đường mòn.
Lúc nhân viên kỹ thuật xong việc, trời thường đã tối và họ lại phải bám dây để xuống trạm.