Chuyên gia bảo mật cảnh báo việc 'khoe' chứng nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 lên mạng

0:00 / 0:00
0:00
Những kẻ gian lận có thể đánh cắp thông tin trên những chiếc thẻ chứng nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 được chia sẻ tràn lan trên mạng.
Những kẻ gian lận có thể đánh cắp thông tin trên những chiếc thẻ chứng nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 được chia sẻ tràn lan trên mạng.
TPO - Chuyên gia bảo mật đã khuyến cáo người Anh không nên đăng tải chứng nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 lên mạng vì những kẻ gian lận có thể đánh cắp thông tin của chủ nhân những chiếc thẻ này.

Theo Daily Star, tính đến nay, 75% dân số trưởng thành ở Vương quốc Anh đã nhận được một liều vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên. Nhiều người trong số này đã vô tư chia sẻ hình ảnh về những tấm thẻ chứng nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 lên mạng xã hội như Twitter và Instagram.

Tuy nhiên, một chuyên gia bảo mật đã lên tiếng cảnh báo mọi người không nên chia sẻ hình ảnh về những tấm thẻ chứng nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 lên mạng.

Raj Samani, nhà khoa học dữ liệu làm việc tại McAfee, một công ty phần mềm an ninh toàn cầu cho biết, mọi người có thể tự đặt họ vào tình thế rủi ro khi chia sẻ những tấm thẻ này.

"Chúng tôi biết có một thị trường làm giả thẻ vắc-xin. Chúng tôi biết có những tên tội phạm đang tích cực bán thẻ chứng nhận đã tiêm vắc-xin dành riêng cho từng quốc gia. Rõ ràng có một thị trường làm thẻ giả đang phát triển", ông Samani nói.

Chuyên gia bảo mật cảnh báo việc 'khoe' chứng nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 lên mạng ảnh 1

75% người trưởng thành ở Anh đã tiêm liều vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên.

Ông cảnh báo cách những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng thông tin trên những chiếc thẻ vắc-xin cho những mục đích phi pháp khác.

"Đó là một suy luận hợp lý rằng bọn tội phạm có thể lợi dụng mạng xã hội để lấy những thông tin này, thu thập chúng để bán. Vì thế, chúng ta không nên đăng hình ảnh thẻ chứng nhận đã tiêm chủng của mình lên mạng", ông Samani khuyến cáo.

Thông thường, sau khi người Anh tiêm chủng, họ sẽ nhận được một tấm thẻ nhỏ liệt kê loại vắc-xin ngừa Covid-19 đã tiêm, ngày sản xuất và số lô của liều vắc-xin đó.

Tấm thẻ cũng in tên của người tiêm chủng và họ được yêu cầu giữ thẻ này cho đến khi tiêm liều thứ 2. Nhưng những kẻ gian lận, lừa đảo đã bắt đầu chế tạo các tấm thẻ giả.

Một cuộc điều tra của The Telegraph đã phát hiện ra những kẻ gian lận tính phí từ 5 bảng Anh đến 28 bảng Anh cho một tấm thẻ giả, bao gồm các chi tiết như số lô thực của vắc-xin Pfizer. Những chiếc thẻ giả này có thể được sử dụng làm "giấy thông hành" để đi lại nhiều quốc gia khác nhau.

Theo các chuyên gia bảo mật, nếu muốn đăng ảnh thẻ chứng nhận đã tiêm chủng trên mạng xã hội, thì cần che hoặc làm mờ bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.

Theo Daily Star
MỚI - NÓNG
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
TPO - Hoàng tử Harry đã ghi Mỹ là nơi cư trú chính, thay vì Vương quốc Anh như trước đây, trong hồ sơ kinh doanh. Đáng nói, thay đổi này được thực hiện vào thời điểm anh chính thức dọn khỏi nhà tân hôn Frogmore Cottage.