Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chuyển đổi số là cuộc cách mạng của toàn dân và chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Chuyển đổi số cũng tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn rộng khắp… nhằm hướng tới mục tiêu: Không ai bị bỏ lại phía sau.

Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long” do báo Tiền Phong phối hợp với UBND TP. Cần Thơ và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức sáng 29/10 tại TP. Cần Thơ.

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện các bộ, ngành Trung ương và các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Lãnh đạo của 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng hàng trăm doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đăng ký tham dự.

Chuyển đổi số ở ĐBSCL

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

29/10/2022 07:42

Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

29/10/2022 07:43

29/10/2022 07:44

Một trong những nước đầu tiên ban hành Chuyển đổi số quốc gia

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại và bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng...

29/10/2022 07:48

Tác động sâu rộng, bao trùm

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 3

Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Chuyển đổi số giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng – dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học. Chuyển đổi số y tế sẽ cho phép người dân, thông qua các nền tảng số tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất 24/7 từ những bác sĩ giỏi nhất, giải quyết vấn đề giảm tải cho các cơ sở y tế. Còn có rất nhiều ví dụ khác về các ngành, lĩnh vực có tiềm năng chuyển đổi số.

29/10/2022 07:49

Cuộc cách mạng về thể chế

Chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: Công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

29/10/2022 07:51

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 4

29/10/2022 07:51

29/10/2022 07:57

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (Ảnh: VGP)

Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Năm 2022 là năm đầu tiên Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức. Phát biểu nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Chúng ta tin tưởng rằng, công cuộc chuyển đổi số quốc gia sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được ấm no, hạnh phúc!

29/10/2022 08:08

Thúc đẩy Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước, đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp. Khu vực này chiếm 31,37% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp tới 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% về trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, Đồng bằng song Cửu Long phát triển được nhận định chưa tương xứng so với đầu tư và mong muốn. Tiềm năng, lợi thế lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. Hạ tầng chiến lược phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

29/10/2022 08:15

Thời gian qua, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số với công nghệ 4.0 tại Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp giảm công lao động, chi phí sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cụ thể là giúp tự động hóa giám sát cây trồng, vật nuôi một cách liên tục, phân tích diện rộng tình hình thời tiết, độ ẩm, sâu bệnh... để thực hiện canh tác an toàn.

29/10/2022 08:15

29/10/2022 08:16

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 8
Phát triển năng lượng tái tạo là một trong những ưu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

29/10/2022 08:23

Nhiều điểm nghẽn, cần được khơi thông

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 9

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây chủ lực. Hiện tại, sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ trọng rất lớn. Không nằm ngoài xu thế tất yếu phải chuyển đổi số, ngành nông nghiệp ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nhằm hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sạch và hiện đại, giúp nông dân vươn xa và có trách nhiệm với người tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay việc chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm nghẽn, cần được khơi thông.

29/10/2022 08:41

Nhằm thúc đẩy Chuyển đổi số tại Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước, báo Tiền Phong phối hợp với UBND TP. Cần Thơ và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức hội thảo: Thúc đẩy chuyển đổi số Đồng bằng sông Cửu Long.

29/10/2022 08:46

Khách mời tham dự hội thảo

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 10

Ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

TS. Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia

PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đại diện các sở, ban, ngành của 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Võ Minh Trung – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Kiên Giang

Ông Nguyễn Hữu Hạnh – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Sóc Trăng

Ông Trần Văn Dũng – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh tiền Giang

Ông Nguyễn Cao Chánh, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Long An

Ông Trịnh Văn Thịnh – Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bến Tre

Ông Bùi Thanh Toàn – Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu

Ông Nguyễn Văn Đen – Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau

Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh An Giang

Ông Huỳnh Hoàng Thành – Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Long

Ông Nguyễn Hồng Hài – Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang

Ông Phạm Minh Ngọc – Trưởng phòng Bưu chính viễn thông Sở TT&TT tỉnh Đồng Tháp.

Đại diện doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin: VNPT, MobiFone, Viettel

Ban tổ chức hội thảo

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 11

Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ

Ông Nguyễn Thành Đông - Phó Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ

Ông Dương Tấn Hiển - Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Cần Thơ

Ông Nguyễn Nam Long - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT

Ông Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong

Đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương

Các nhà tài trợ, đơn vị đồng hành

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 12

Tập đoàn VINGROUP

Ngân hàng Agribank

Công ty CP dầu khí Đông Phương

Công ty Trung Nam

Tổng Công ty Điện lực miền Nam

Tổng công ty Sabeco

Tổng công ty MobiFone

29/10/2022 08:50

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 13
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 14
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 15
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 16

Hội thảo: Thúc đẩy Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra sáng 29/10 tại khách sạn Vinpreal Cần Thơ, TP. Cần Thơ.

29/10/2022 09:00

Cần Thơ xác định chuyển đổi số trên 3 trụ cột

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 17

Ông Dương Tấn Hiển - Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Cần Thơ

Phát biểu tại khai mạc hội thảo, ông Dương Tấn Hiển - Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Cần Thơ nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ và chuyển đổi số là hoạt động tất yếu cần được ưu tiên triển khai.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo quyết liệt; các bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số gắn với phát triển đô thị thông minh, phấn đấu hòa nhập kịp thời với xu thế hiện nay trên toàn cầu.

Thành phố Cần Thơ, với vị thế là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi về kinh tế - xã hội, vị trí địa lý. Vì vậy, việc phải đi nhanh, đi trước trong khai thác tiềm năng thế mạnh của thành phố để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số của vùng là xu thế tất yếu.

Theo ông Dương Tấn Hiển, hiện nay TP. Cần Thơ đã cơ bản xây dựng đầy đủ khung pháp lý về chuyển đổi số, trong đó xác định chuyển đổi số đảm bảo trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Cần Thơ cũng đã thành lập Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số cấp thành phố. Các ngành, địa phương cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác, thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng tại các địa phương để triển khai thực hiện...

“Theo đánh giá, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Vì vậy, ngoài việc chuyển đổi số gắn với mục tiêu phục vụ người dân nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, còn phải góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững của cả vùng”, ông Dương Tấn Hiển bày tỏ.

29/10/2022 09:07

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 18
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 19

29/10/2022 09:16

Khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 20

Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong

Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo Lê Xuân Sơn – Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu, một trong những đột phá chiến lược để thực hiện các mục tiêu Đại hội Đảng đề ra là chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Theo đó, Chiến lược và chương trình chuyển đổi số quốc gia đang được tích cực triển khai thực hiện. Năm 2021, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số được thành lập gồm 16 thành viên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Chủ tịch Ủy ban; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Chủ tịch Ủy ban.

“Việc thành bại trong công cuộc này là một trong những yếu tố quyết định nhất việc chúng ta có thực hiện được ước mơ, khát vọng xây dựng thành công đất nước Việt Nam hùng cường vào khoảng năm 2045 – 2050 như Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra hay không”, ông Sơn nói.

Nhà báo Lê Xuân Sơn thông tin, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Và năm 2022, năm đầu tiên nước ta có Ngày chuyển đổi số quốc gia, ngày 10/10.

Ông Sơn nhấn mạnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một trong những lực lượng đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số. Là cơ quan T.Ư của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, báo Tiền Phong rất nỗ lực truyền thông cho việc rất quan trọng này. Không chỉ vậy, báo còn tích cực tham gia vào hoạt động thực tiễn thúc đẩy quá trình này.

Trong vòng 3 năm nay, gần nhất là giữa tháng 4/2022, báo Tiền Phong đã phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động của Ngày thẻ Việt Nam, bản chất là ngày hội của chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.

Theo Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước, đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp. Việc thúc đẩy chuyển đổi số sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm rủi ro thiên tai, nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, chất lượng cao. Việc thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp chúng ta quản lý, khai thác, bảo vệ tốt hơn các nguồn tài nguyên vô giá đang bị đe doạ như quỹ đất đai, nguồn nước, nguồn lợi thuỷ sản…, hỗ trợ hiệu quả công cuộc chống biến đổi khí hậu…

“Với mong muốn giới thiệu những mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong triển khai chuyển đổi số tại các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long để đóng góp vào việc thúc đẩy thực hiện chủ trương, chính sách quan trọng này, báo Tiền Phong phối hợp với UBND TP. Cần Thơ và Tập đoàn VNPT tổ chức Hội thảo: Thúc đẩy Chuyển đổi số ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với một phiên toàn thể và hai phiên tọa đàm chuyên đề, chúng tôi hy vọng, hội thảo sẽ mang lại nhiều thông tin thiết thực, bổ ích cho toàn thể các vị khách quý ngồi đây cũng như độc giả của báo Tiền Phong trên cả nước.

Chúng tôi cũng hy vọng hội thảo có thể lan tỏa, nhân rộng các mô hình hay, kinh nghiệm tốt, những kiến nghị, giải pháp phù hợp để thúc đẩy chuyển đổi số trong cả nước nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng”, ông Sơn nói.

29/10/2022 09:19

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 21
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 22

29/10/2022 09:21

29/10/2022 09:35

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo là ưu tiên số 1

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 24

Ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh, chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn vùng.

Theo ông Phan Tâm, có rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy chuyển đổi số. Đầu tiên là nhiệm vụ phát triển mạnh hạ tầng số, đặc biệt là hạ tầng điện toán đám mây; kế đến là nhiệm vụ thông minh hóa hạ tầng các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số…

Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị tập trung thảo luận làm rõ, cụ thể các bài toán phát triển cần giải quyết. Theo ông Tâm, để người dân Đồng bằng sông Cửu Long được nâng cao chất lượng cuộc sống, phải giúp người dân thoát nghèo, giúp người nông dân tránh được thực tế được mùa mất giá, phụ thuộc vào thương lái trung gian. Muốn vậy cần chuyển đổi số để tạo thương hiệu gia đình cho sản phẩm bằng cách cá thể hoá sản vật với mảnh vườn nhà mình.

Bên cạnh đó, phải chuyển đổi số giáo dục, y tế và các ngành mũi nhọn. Về y tế, nên chuyển đổi số bằng cách ứng dụng "Bác sĩ AI" có thuật toán khám, chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác, hoàn toàn tự động; triển khai nền tảng tư vấn, khám chữa bệnh từ xa để mỗi người dân có một bác sĩ riêng, được kết nối các bệnh viện Trung ương và địa phương, sử dụng bác sỹ tốt nhất cho người dân trong Vùng; Mỗi người dân một sổ sức khỏe điện tử theo suốt cuộc đời.

Về giáo dục, Thứ trưởng Phan Tâm gợi mở, chuyển đổi số bằng các chọn nền tảng dạy, học trực tuyến, học sinh nông thôn cũng được giảng dạy bởi giáo viên tốt nhất ở thành thị/nước ngoài, học sinh mọi miền đều có cơ hội tiếp cận học liệu như nhau; công tác giảng dạy được hỗ trợ bằng AI, học sinh được hỗ trợ tự học, cá thể hóa theo trình độ, năng lực.

“Vùng nên cân nhắc chọn chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục, đào tạo là ưu tiên số 1 để phát triển nhanh nhân lực số. Cho phép, thúc đẩy đại học số. Đại học số không cần nhiều giảng đường, giáo viên. Đại học số thì sinh viên vẫn ở nhà, vẫn cày cấy giúp bố mẹ và vẫn học đại học. Đại học số thì nhiều người có thể học đại học. Đại học số có thể giúp giải quyết bài toán thiếu nhân lực số…”, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh.

29/10/2022 09:38

29/10/2022 10:03

Chuyển đổi số của Việt Nam bắt nhịp được với các nước phát triển

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 26

Ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia

Tại hội thảo, ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia, trình bày tham luận về nền tảng chính sách, thể chế thúc đẩy chuyển đổi số.

Ông Tiến cho biết, từ năm 2019, đã có Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; năm 2020 có quyết định của Thủ tướng về phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 là bước khởi động nhận thức về chuyển đổi số; đến năm 2021 bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số và đến năm 2022 đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện; các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch, chương trình thực hiện.

Ông Tiến khẳng định, tầm nhìn về chuyển đổi số của Việt Nam bắt nhịp được với các nước phát triển.

Tại hội thảo, ông Tiến trình bày một số nội dung cụ thể về việc triển khai chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 749 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, theo ông Tiến, phải tạo nền móng chuyển đổi số, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số.

Ông Tiến cho rằng, những người đứng đầu các đơn vị phải vào cuộc, chịu trách nhiệm chính về chuyển đổi số, tiến hành thử nghiệm chuyển đổi số. Cùng với đó, phải kiến tạo thể chế, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và phát triển hạ tầng số như hạ tầng băng rộng, mạng 5G…

Về nhiệm vụ phát triển Chính phủ số, các nền tảng chính phủ điện tử, ông Tiến cho rằng, đến nay, về môi trường pháp lý, các văn bản quy định về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã cơ bản hoàn thành. Ông Tiến cũng nói về các nhiệm vụ phát triển kinh tế số, xã hội số theo hướng tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào cuộc sống, mang lại những lợi ích cho người dân, doanh nghiệp…

29/10/2022 10:09

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 27
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 28
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 29
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 30
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 31

29/10/2022 10:13

Ai làm chủ dữ liệu thông tin, người đó sẽ làm chủ thế giới

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 32

TS. Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

TS. Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, chuyển đổi số dù được rất quan tâm, nỗ lực, song quá trình này vô cùng khó và diễn ra chậm.

Ở góc độ chuyên gia, ông Quân cho biết, đã có đề xuất sớm có đạo luật về cơ sở dữ liệu, vì hiện nay, dữ liệu là lĩnh vực rất lớn, ai làm chủ được dữ liệu thông tin, người đó sẽ làm chủ về kinh tế và làm chủ thế giới. Thế nhưng chúng ta lại chưa có luật về dữ liệu, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia một cách hoàn chỉnh, khoa học.

“Bộ Công an có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, là một bộ phận rất quan trọng rồi, song có nhiều lĩnh vực khác chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia. Vì thế quy hoạch tổng thể quốc gia của chúng ta rất khó khăn”, ông Quân cho hay.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng lưu ý, dữ liệu là một tài sản, tài nguyên, có đặc thù rất đặc biệt, các tài sản khác khi chia sẻ thì nó bị giảm đi, nhưng dữ liệu là loại tài sản càng chia sẻ giá trị càng lớn. Nếu chúng ta có một cơ sở dữ liệu mà không ai dùng, nó không có giá trị, nhưng càng nhiều người dùng, giá trị càng lớn.

“Để có cơ sở dữ liệu quốc gia như vậy, chúng ta cần có luật, quy định về cấu trúc, thẩm quyền, quyền sở hữu, quy định về chia sẻ, quyền lợi của các bên…”, ông Quân nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Quân cũng lưu ý đến vấn đề nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, với địa phương, xây dựng chính quyền số không đơn giản, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tây Bắc, chuyên gia vô cùng ít. Như vậy, chúng ta phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia chuyển đổi số.

Cùng với đó, TS. Nguyễn Quân cũng cho rằng, cần đầu tư hơn nữa nguồn lực vật chất và tài chính cho chuyển đổi số.

“Chuyển đổi số cần một hệ sinh thái tương ứng, trong đó có thể chế, hạ tầng số, cơ sở dữ liệu số và các nền tảng công nghệ số, các sản phẩm công nghệ số. Hệ sinh thái số đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn”, TS Quân nói.

29/10/2022 10:27

29/10/2022 10:30

Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện phát triển

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 34

Chuyên gia tư vấn độc lập về chuyển đổi số Nguyễn Tuấn Hoa

Tham luận tại hội thảo, chuyên gia tư vấn độc lập về chuyển đổi số Nguyễn Tuấn Hoa cho biết, chúng ta đều mong muốn chuyển đổi số nhanh, nhưng thời gian qua “làm hơi chậm”.

Ông Hoa đánh giá cao hội thảo được tổ chức về thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu vào vấn đề chuyển đổi số trong nông nghiệp. “Nếu chuyển đổi số, nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có nhiều điều kiện để phát triển, nếu nông nghiệp phát triển, nhiều yếu tố sẽ phát triển, đi theo”, ông Hoa nói.

Ông Hoa cho biết, trọng tâm của chuyển đổi số cần hướng đến là thông minh hoá quy trình sản xuất và thông minh hoá quy trình quản lý. “Chìa khoá nằm ở chỗ đó”, ông Hoa nói thêm.

Cụ thể, ông Hoa nêu, để thông minh hoá quy trình quản lý, cần đưa máy móc vào để quy trình diễn ra chính xác, giảm thiểu can thiệp của con người, từ đó tạo ra quy trình mới.

Ông Hoa cũng cho rằng, cần chú trọng vào chuyển đổi số trong quy trình sản xuất mới tạo ra của cải vật chất, để tạo ra bùng nổ, đột phá trong khâu sản xuất ở Việt Nam, bởi nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tuyến tính, phải chuyển sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, lấy công nghệ số là nền tảng, làm thay đổi hoàn toàn nền nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long.

29/10/2022 10:34

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 35

Tại hội thảo, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Cần Thơ cho biết, phát triển chính quyền số được thành phố quan tâm, gắn với cải cách hành chính. Thành phố cũng triển khai kho dữ liệu dùng chung về dân dư, đất đai, kho dữ liệu hồ sơ điện tử cũng được kết hợp trong kho dữ liệu này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố cũng có những hạn chế trong chuyển đổi số. Trong đó, chỉ số xếp hạng chuyển đổi số của Cần Thơ đứng thứ 15/63 tỉnh thành, chưa đạt mục tiêu trong top 10 về chuyển đổi số. Vấn đề nhân lực trong chuyển đổi số cũng gặp nhiêu khó khăn, nhất là ở cấp xã.

Về nhiệm vụ mục tiêu, Cần Thơ phấn đấu sẽ thuộc nhóm 10 tỉnh, thành chuyển đổi số tốt nhất; đồng thời quan tâm phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao toàn thành phố; triển khai các nền tảng số phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân…

29/10/2022 10:55

29/10/2022 10:57

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 37
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 38

29/10/2022 11:08

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 39

Tại hội thảo, Thạc sĩ Nguyễn Tất Thắng - Trưởng ban Chuyển đổi số tài nguyên, môi trường và nông nghiệp, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cho biết: Hiện Việt Nam đã có đầy đủ hệ thống pháp lý để triển khai NSDI (Cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia - PV), trong đó, hạ tầng dữ liệu không gian địa lý có vai trò rất quan trọng, ví dụ như về đất đai, tài nguyên, nông nghiệp.

Theo ông Thắng, cần thiết phải thống nhất một khung tiêu chuẩn, sàn dữ liệu của quốc gia, của vùng, tránh cát cứ thông tin, dữ liệu về lĩnh vực này. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi để triển khai hạ tầng dữ liệu không gian địa lý để phát triển cho cả vùng.

Ông Thắng phân tích, dữ liệu tài nguyên, môi trường có liên hệ rất sâu với ngành nông nghiệp. Việc nuôi con gì, trồng cây gì nên nghiên cứu dựa trên các dữ liệu này chứ không phải theo truyền thống để lại. Vì thế, cần thiết phải hình thành hệ thống dữ liệu SDI của Đồng bằng sông Cửu Long về tài nguyên, đất đai, nông nghiệp và môi trường để phục vụ cho phát triển.

29/10/2022 11:16

1.200 kỹ sư Tập đoàn Lộc Trời hỗ trợ bà con nông dân

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 40

Tại hội thảo, ông Cao Gia Huấn - Trưởng Ban Công nghệ thông tin chia sẻ về những thành công có được của Tập đoàn Lộc Trời. Trong đó, tập đoàn đã xây dựng hệ thống bao tiêu trải khắp Đồng bằng song Cửu Long, liên kết sản xuất bao tiêu, cung cấp thuốc, phân, giống, cơ giới hoá, dịch vụ…cho bà con nông dân.

Về nhân lực, tập đoàn hiện có 1.200 kỹ sư nông nghiệp trên toàn quốc, hỗ trợ bà con về canh tác an toàn, đảm bảo quy trình về sản phẩm, sản xuất lúa gạo xuất khẩu… Đặc biệt, bà con nông dân không phải ứng tiền trả trước, thay vào đó tập đoàn sẽ liên kết với ngân hàng, bảo lãnh cho vay.

Bên cạnh đó, tập đoàn cũng đưa một số ứng dụng về chuẩn đoán sâu bệnh, bà con có thể cung cấp hình ảnh, qua đó tập đoàn sẽ đưa ra những kiến nghị để tăng tiện ích cho bà con nông dân.

“Hiện, tập đoàn đã liên kết với các đối tác lớn, trong đó có Viettel, VNPT, rút ngắn liên kết, mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân”, đại diện Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ.

29/10/2022 11:21

VNPT iLIS tỉnh Cà Mau: 25 ngày ‘thần tốc’

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 41

Thạc sĩ Nguyễn Tất Thắng

Tại hội thảo, Thạc sĩ Nguyễn Tất Thắng tiếp tục trình bày kết quả triển khai Hệ thống thông tin quản lý đất đai (VNPT iLIS) tỉnh Cà Mau “thần tốc” trong 25 ngày.

Theo đó, ngày 14/9, tại Hội nghị chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ông Trịnh Văn Lên - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Cà Mau, phản ánh, phần mềm quản lý đất đai mà sở đang dùng chỉ phục vụ tốt trong nội bộ ngành, khi chuyển hồ sơ địa chính sang cơ quan thuế thì không tương thích, dẫn đến gặp nhiều khó khăn.

Sau khi nghe phản ánh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) viết ngay phần mềm thay thế, khắc phục nhược điểm và đáp ứng tốt nhu cầu quản lý sau này.

Theo đại diện Tập đoàn VNPT, cùng với sự hỗ trợ của Sở TT&TT, VNPT đã tập trung mọi nguồn lực, để trong thời gian rất ngắn (25 ngày) hoàn thành chính thức, đưa vào vận hành khai thác VNPT iLIS tỉnh Cà Mau, tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân tiếp cận được thông tin về đất đai, quy hoạch. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

29/10/2022 11:34

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 42

Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo: Thúc đẩy Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long.

29/10/2022 11:42

Bộ giải pháp số 4 thành phần của Viettel

Chia sẻ về “Công nghệ số và nông nghiệp sinh thái”, đại diện Viettel cho rằng, có 2 thách thức ngành nông nghiệp đang phải đối mặt: An ninh lương thực bị đe doạ và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm mạnh mẽ vấn đề môi trường.

Theo đại diện Viettel, nông nghiệp sinh thái và thâm canh chính là hai mô hình cho nông nghiệp trong tương lai. Trong đó, công nghệ số sẽ góp phần giải quyết những thách thức đang đặt ra.

Trước tiên, khi nói về công nghệ số phải nói đến dữ liệu số. Trước đây bà con nông dân thường đưa ra nhận định dựa vào kinh nghiệm, theo dõi, quan sát. Nhưng ngày nay, nông nghiệp môi trường đã khác, phải dựa vào công nghệ số để có được dự đoán chính xác. “Qua đó, cần công nghệ để tự động hoá, điều khiển và rô bốt”, đại diện Viettel cho hay.

Công nghệ số sẽ tạo ra kiến thức để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số sang nông nghiệp sinh thái; cải thiện sản xuất, cải thiện hội nhập trong nông nghiệp… Trong công nghệ số, người nông dân sẽ đóng vai trò người sản xuất cung cấp dữ liệu.

Về bộ giải pháp số của Viettel gồm 4 thành phần: Cơ sở dữ liệu lĩnh vực nông nghiệp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau; giải pháp trồng trọt thông minh, trang bị cho trang trại hoặc mô hình quy mô lớn hơn; giải pháp chăn nuôi thông minh cả trên cạn và dưới nước; và hệ thống phân phối số, kết nối giữa người sản xuất và khách hàng trên sàn thương mại điện tử, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thông minh và cơ chế một cửa quốc gia.

29/10/2022 11:48

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 43

Ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng ban Công nghệ Thông tin của MobiFone

Tiếp tục câu chuyện về sự thành công, ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng ban Công nghệ Thông tin của MobiFone, trình bày câu chuyện chuyển đổi số thành công ở xi măng Hoàng Mai, có thể áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Huy cho biết, năm 2021, MobiFone có doanh thu gần 31.000 tỷ. Với nhân sự khoảng hơn 3.800 người, MobiFone cũng đang thực hiện quá trình chuyển đổi số, chuyển từ một nhà mạng viễn thông sang một doanh nghiệp số, phát triển mạnh mẽ trên 3 lĩnh vực: Hạ tầng số; nền tảng, giải pháp số và dịch vụ số.

Về câu chuyện cụ thể liên quan đến Vicem Hoàng Mai, ông Huy cho biết, sau khi bắt tay với MobiFone, Vicem Hoàng Mai đã nâng cao được năng lực quản lý về số lượng, khối lượng, đường đi, tiêu thụ của xi măng… giúp tiết kiệm được 1,5 tỷ đồng. Ông Huy cũng cho biết, sắp tới, MobiFone sẽ phối hợp chuyển đổ số với một số nhà máy, đơn vị tại Cần Thơ như Cty Bột mì Bình Đông, Cty Lương thực sông Hậu, xi măng Cần Thơ…

29/10/2022 11:53

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 44

Theo nhà báo Lê Xuân Sơn, quá trình chuyển đổi số đang được các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai tích cực. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số không khỏi phát sinh nhiều vấn đề băn khoăn, vướng mắc. Vì vậy, phiên tọa đàm tiếp theo sẽ là dịp để các địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ cùng nhau kết nối, chia sẻ những băn khoăn, giải đáp các thắc mắc để cùng nhau thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở các địa phương.

29/10/2022 11:55

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 45

Phiên tọa đàm gồm các đại biểu, khách mời:

Ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia, chủ trì phiên tọa đàm

TS Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam

Ông Lê Đặng Đăng Khoa - Phó Giám đốc Trung tâm VNPT IT 5

Ông Vũ Ngọc Điện - Chuyên gia Chuyển đổi số Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions)

Ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng Ban CNTT của MobiFone

29/10/2022 12:04

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long liên kết để chuyển đổi số

Ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia, chủ trì phiên tọa đàm cho biết, bản thân ông và các đại biểu đã nhận được một số câu hỏi của các đại biểu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời câu hỏi của đại biểu ở thành phố Cần Thơ về việc một số địa phương hiện đang lúng túng trong chuyển đổi số, ông Tiến cho biết, việc phát triển nền tảng số đang là xu hướng chung.

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 46

Ông Nguyễn Phú Tiến

Bộ TT&TT cũng đã có văn bản khuyến nghị triển khai. Thời gian tới, bộ sẽ công bố các nền tảng đã thành công. Một số nền tảng số khác đang được thẩm định, đồng thời đôn đốc các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai.

Câu hỏi mang tính chất gợi ý về việc các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có nên liên kết để chuyển đổi số, ông Tiến cho rằng, nên liên kết lại để chia sẻ những đặc thù, những bài học kinh nghiệm, có giải pháp, công nghệ để xử lý…

29/10/2022 12:09

Bảo Kim ‘thanh toán không tiền mặt’

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 47

Theo ông Hoàng Thế Thanh - Giám đốc Công ty Bảo Kim, đây là xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại, mang lại tiện ích vô cùng lớn cho người dân trong khâu thanh toán, nộp tiền, tiết kiệm được rất nhiều thời gian di chuyển.

Hiện Bảo Kim đã phối hợp với 48 ngân hàng, đồng hành với hơn 100 trường đại học, thanh toán học phí không dùng tiền mặt. “Cha mẹ học sinh có thể truy cập, xem tình hình học tập, đóng học phí của con em mình”, ông Thanh chia sẻ.

29/10/2022 12:13

Nhân rộng các mô hình đã thành công

Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Quân nhận được câu hỏi: Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm, đặc thù gì để chuyển đổi số thành công?

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 48

TS. Nguyễn Quân

TS. Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam, bày tỏ sự chia sẻ, vì chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long rất khó khăn, thậm chí khó khăn nhất trong khu vực và trên cả nước. Lý do vì đây là “vùng trũng” về nhân lực chuyển đổi số, với số lượng nhân lực thấp hơn cả vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp lại là lĩnh vực chuyển đổi số khó nhất.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Quân, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn có thể làm tốt việc này, nhiều tập đoàn cũng đã làm thành công, thậm chí, có đơn vị như tập đoàn Lộc Trời còn làm chuyển đổi số từ rất sớm, trước khi có chủ trương của Chính phủ, làm rất thành công. “Từ các mô hình thành công đó, lãnh đạo các địa phương có thể nhân rộng cho các doanh nghiệp khác trên địa bàn của mình; đồng thời tận dụng tốt các lợi thế, kênh đầu tư để tập trung cho chuyển đổi số”, TS. Nguyễn Quân cho hay.

29/10/2022 12:14

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 49
Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 50

29/10/2022 12:24

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 51

Chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số, đại diện Mobifone cho biết, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi chuyển đổi số là vấn đề nhận thức, còn về kinh phí, hạ tầng, hay nhân lực, với doanh nghiệp lớn hoàn toàn có thể giải quyết được. “Điều quan trọng nhất là vấn đề nhận thức, dù biết phải làm đấy, nhưng lại không dám làm, không dám dấn thân vì có nhiều rủi ro”, đại diện Mobifone cho hay.

Về giải pháp chuyển đổi số cho Đồng bằng sông Cửu Long, hiện Mobifone đã đăng ký 15 nền tảng, hoá đơn điện tử, hợp đồng điện tử, đặc biệt là nền tảng giáo dục với tổng số 2 triệu người sử dụng. Hay trong nông nghiệp cũng có với 70 nghìn người cài đặt, với ứng dụng về dự báo thời tiết, chuẩn đoán sâu bệnh...

29/10/2022 12:27

Trao đổi về câu hỏi liên quan đến việc phát triển hạ tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Đặng Đăng Khoa - Phó Giám đốc Trung tâm VNPT IT 5, cho biết, sẽ tiếp tục ưu tiên triển khai cho các tỉnh thuộc khu vực này.

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 52

Đáng chú ý, theo ông Khoa, về hạ tầng thông tin dữ liệu địa lý, việc triển khai thành công cho một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể nhân rộng mô hình cho các tỉnh còn lại. Như việc VNPT đã triển khai thành công VNPT iLIS tỉnh Cà Mau, tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân tiếp cận được thông tin về đất đai, quy hoạch, ông Khoa cho rằng, sẽ phối hợp để nhân rộng mô hình, áp dụng các chính sách cho người dân trải nghiệm để sử dụng.

Về câu hỏi của đại biểu thành phố Cần Thơ liên quan đến việc đồng hành với tổ công nghệ số cộng đồng, ông Khoa cho biết, hiện nay, VNPT trên địa bàn đã và đang đồng hành với chuyển đổi số với người dân, đang triển khai 4 chương trình cụ thể, trong đó có hỗ trợ, tập huấn cho nhiều nội dung chuyển đổi số.

Tại toạ đàm, ông Vũ Ngọc Điện - Chuyên gia Chuyển đổi số Tổng Cty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) trả lời câu hỏi về các giải pháp để phát triển dữ liệu nông nghiệp. Theo ông Điện, dữ liệu là rất quan trọng trong chuyển đổi số. Để có dữ liệu thì cần có mạng lưới cảm biến trên cánh đồng, trang trại để thu thập dữ liệu. Việc này cần sự chung tay không chỉ của Viettel mà còn của các doanh nghiệp công nghệ khác.

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 53

Để cảm biến đến được với người dân, ông Điện cho rằng, cần sự dẫn dắt của cơ quan nhà nước. Các Sở NN các địa phương cần có chương trình thúc đẩy, hỗ trợ cho nông dân, trang trại trang bị các cảm biến đó, sau đó các doanh nghiệp như Viettel sẽ phối hợp để thu thập thông tin dữ liệu để mô hình hoá…

Về câu hỏi nên phát triển ứng dụng thiết thực trong thời gian tới, ông Điện cho rằng, cần nghiên cứu ứng dụng nhật ký sản xuất, ứng dụng nhận diện sinh vật gây hại, ứng dụng liên quan truy xuất nguồn gốc; ứng dụng thương mại điện tử…

29/10/2022 12:43

Chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long: Không ai bị bỏ lại phía sau ảnh 54

Nhà báo Lê Xuân Sơn – Tổng Biên tập báo Tiền Phong, phát biểu kết thúc hội thảo.

Phát biểu kết luận hội thảo, nhà báo Lê Xuân Sơn – Tổng Biên tập báo Tiền Phong, cho biết: Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Ông Sơn cho biết, hội thảo có nhiều ý kiến tham luận, từ đó, nhận thức được việc chuyển đổi số thành công cần có nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là chuyển đổi về nhận thức, hoàn thiện các chính sách, thể chế… Từ Trung ương đến địa phương đều đang có chuyển biến mạnh, như ở TP. Cần Thơ xác định đây là động lực phát triển kinh tế địa phương.

Ông Sơn cũng nêu thêm về một số vấn đề đặt ra qua hội thảo như việc xây dựng dữ liệu số, từ đó mô hình hoá thành các vấn đề và các giải pháp thực hiện. Cùng với đó phải đầu tư về nguồn nhân lực, trang thiết bị công nghệ… Dù đạt nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn một số bài toán đặt ra…

Thông qua hội thảo, ông Sơn mong muốn, những ý kiến tham luận sẽ góp một phần quan trọng vào việc phát triển chương trình chuyển đổi số, giúp các nhà quản lý, các địa phương, đơn vị có thêm những thông tin về kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số.

Thay mặt Ban tổ chức, nhà báo Lê Xuân Sơn gửi lời cám ơn đến các đại biểu lãnh đạo dự hội thảo, cám ơn TP. Cần Thơ, các đơn vị đã đồng hành, tài trợ báo Tiền Phong tổ chức thành công hội thảo.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.