Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. (Ảnh: TTXVN) |
Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu lần đầu tiên trong chuyến thăm Trung Á (tháng 9/2013) và Đông Nam Á (tháng 10/2013).
Sáng kiến gồm hai cấu phần chính: Vành đai kinh tế con đường tơ lụa (trên bộ) và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, trải dài từ châu Á sang châu Âu và có thể mở rộng ra châu Phi, châu Mỹ La-tinh.
Tính tới tháng 7/2019, Trung Quốc đã ký hơn 170 thỏa thuận hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế về hợp tác liên quan đến BRI.
Ngày 12/11/2017, nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Việt Nam và Trung Quốc ký Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Hai bên đang tiếp tục thảo luận các nội dung để cụ thể hóa Bản ghi nhớ này.
Thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể duy trì xu thế phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 11 năm ngoái.
Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 175,56 tỷ USD, tăng 5,47% so với năm trước.
Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 122 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Về đầu tư, trong 9 tháng đầu năm nay, đầu tư của Trung Quốc đạt gần 2,1 tỷ USD với 478 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau Singapore.