Mục đích của hoạ sĩ CG Trung Quốc, người có tên là Wuheqilin, là khắc hoạ hình ảnh G7 là một kẻ xâm lược và gợi nhớ lại phong trào Nghĩa hoà đoàn.
Đó là cuộc nổi dậy năm 1900 được Từ Hi Thái hậu ủng hộ để đuổi tất cả người nước ngoài khỏi Trung Quốc. Điều đó dẫn đến sự kiện liên minh 8 nước, gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Ý và Áo – Hung tiến vào Bắc Kinh để giải thoát những người nước ngoài bị bao vây.
Kết quả là nhà Thanh buộc phải ký một hiệp định tủi nhục vào năm 1901 và chấp nhận một khoản bồi thường chiến tranh lớn.
Bức ảnh các ngoại trưởng G7 chụp tại London |
Bức ảnh các ngoại trưởng G7 đứng trên bậc thang của dinh thự Lancaster House ở London bị thay thế bằng những nhân vật mặc quân phục của liên minh 8 nước.
Dòng chữ “G7 – Vương quốc Anh 2021” ở phía sau họ được thay bằng dòng chữ “G7 – những kẻ xâm lược Vương quốc Anh 1900”.
Người đứng ở góc ít chú ý hơn của bức ảnh là một lính Ấn Độ (Ấn Độ là khách mời của hội nghị G7 năm nay) đang đeo khẩu trang và đứng cạnh cây truyền nước, ngụ ý châm biếm Ấn Độ đang đối mặt với “trận sóng thần” COVID-19.
Wuheqilin, người tự gọi mình là “nghệ sĩ chiến binh sói”, được nói là ở độ tuổi 30, nghĩa là thuộc thế hệ 8x hoặc 9x.
Không có gì sai khi Wuheqilin bày tỏ quan điểm chính trị thông qua các bức biếm hoạ. Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở đó khi báo chí nhà nước và quan chức chính phủ Trung Quốc viện dẫn và lan truyền những hình ảnh đó.
Tháng 11 năm ngoái, ông Triệu Lập Kiên, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đăng một bức biếm hoạ khác của Wuheqilin mô phỏng một binh lính Úc dí con dao đẫm máu vào cổ một đứa trẻ Afghanistan, khiến Úc vô cùng giận dữ.
Ngoại giao chiến binh sói được các nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Những học giả học giả Trung Quốc ủng hộ cách làm cứng rắn ngày càng được báo chí Trung Quốc ưu ái.
Nhưng một số người bày tỏ lo ngại về xu hướng hiện nay. Yuan Nansheng, một học giả xuất thân là nhà ngoại giao công tác tại ĐH Ngoại giao Trung Quốc, cảnh báo rằng dư luận đang dẫn dắt chính sách ngoại giao của nước này.
Trong một bài viết đăng gần đây, ông Nansheng nói rằng “có kẻ thù ở bốn mặt nghĩa là chính sách ngoại giao thất bại”.