Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội
TPO - Chiều 22/2 (tức mùng 7 tháng Giêng âm lịch), dọc đường Trần Huy Liệu nối từ TP Nam Định về chợ Viềng, khu du tích lịch sử Phủ Dày, thuộc xã Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định) ken kín phương tiện và người dân về du xuân, trẩy hội đầu năm. 
Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 1

Chiều 22/2, dọc đường Trần Huy Liệu nối từ TP Nam Định về chợ Viềng, khu du tích lịch sử Phủ Dày, thuộc xã Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định) ken kín phương tiện và người dân về du xuân, trẩy hội. 

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 2

Ghi nhận của phóng viên, dù chợ Viềng chưa khai hội nhưng hàng vạn người dân địa phương và du khách đã tới đây mua cây, hoa, nông cụ từ sớm để cầu mùa màng bội thu cho năm mới.

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 3

Hàng vạn người dân ùn ùn đổ về chợ Viềng khiến giao thông tê liệt.

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 4

Khu di tích lịch sử Phủ Dày cũng chật kín người dân thập phương về dâng lễ cầu lộc, cầu may đầu năm.

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 5

Chợ Viềng là phiên chợ độc đáo của tỉnh Nam Định, chỉ mở duy nhất vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng. Tại chợ Viềng, người dân bày bán nông cụ, vật dụng làm nông nghiệp từ dao, liềm, cuốc, xẻng... đến cây hoa màu, cây cảnh. Trong ảnh: du khách mua hàng ở chợ Viềng để cầu may dịp đầu năm.

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 6

Thịt bò và cây cảnh được du khách tìm mua nhiều nhất.

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 7

Tấp nập người dừng xe xem cây cảnh, chậu hoa.

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 8

Ông Nguyễn Thanh Sơn (47 tuổi) chia sẻ, năm nào gia đình ông cũng về chợ Viềng để mua cây lấy lộc đầu năm. Ông Sơn cho hay, nhiều năm trước ông cùng vợ đi chợ vào buổi tối, giao thông tê liệt, các phương tiện di chuyển khó khăn và xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy từ tối tới sáng hôm sau. “Do đó, năm nay tôi và vợ đi từ sáng mùng 7 để mua chanh đào, lên phủ Tiên Hương dâng lễ cầu tài, lộc cho gia đình”, ông Sơn nói. Theo ông Sơn, tại chợ Viềng bày bán tất cả các nông cụ, cây cối, đồ gia dụng của người dân. Tuy nhiên, cây cảnh và thịt bò là hai mặt hàng được tìm mua nhiều nhất. Giá thịt bò dao động từ 200.000-300.000 đồng/cân; cây cảnh giá bán từ chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng tùy từng loại.

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 9

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch huyện Vụ Bản cho biết, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo chợ Viềng xuân Mậu Tuất 2018 với 25 thành viên thường trực gồm lãnh đạo, các ban ngành địa phương tham gia tổ chức, điều hành cho người dân tham gia du xuân, trẩy hội tại chợ Viềng, di tích lịch sử Phủ Dày. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách làm trưởng ban cùng Phòng Văn hóa, Chủ tịch UBND 3 xã Kim Thái, xã Trung Thành, thị trấn Gôi và các xã lân cận trực tiếp tham gia tổ chức lễ hội chợ, lễ mẫu Phủ Dày.

Chen chân 'mua may bán rủi' ở chợ Viềng trước giờ khai hội ảnh 10

Uớc tính khoảng 20-30 vạn lượt du khách tới trẩy hội. UBND tỉnh huy động tổng số 500 cán bộ, chiến sỹ công an, CSCĐ, CSGT, dân quân tự vệ để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, chống cướp giật, móc túi, xin tiền.

MỚI - NÓNG