Một trong những đặc điểm nổi bật của máy bay thế hệ thứ năm là khả năng tàng hình. Tuy nhiên, tiêm kích F-35 của Lockheed Martin, dòng máy bay chiến đấu đa năng tốt nhất hiện nay, được thiết kế để chứa các loại vũ khí phù hợp với các nhiệm vụ khác nhau.
Khả năng tàng hình của F35 khiến nó trở nên lý tưởng để thâm nhập các không gian được bảo vệ và đánh bật hệ thống phòng thủ của đối phương. Máy bay sử dụng khoang chứa vũ khí bên trong nhằm cho phép tấn công đối phương trong khi vẫn giữ được cấu hình tàng hình. Tuy nhiên, ngay cả ở chế độ này, nó vẫn có thể chứa 2,5 tấn bom bên trong.
Chế độ “Ngày đầu tiên của cuộc chiến” trên chiếc F-35 tập trung duy trì cấu hình tàng hình. Ở chế độ này, F-35 có thể mang bốn tên lửa không - đối - không tầm trung AIM-120 AMRAAM, hoặc bốn bom thông minh AIM-120/GBU-31 JDAM cho các nhiệm vụ không - đối - đất, tất cả đều được đưa vào khoang chứa vũ khí bên trong của máy bay. Cấu hình này được thiết kế để giảm thiểu tiết diện phản xạ sóng radar và duy trì khả năng quan sát thấp (LO) khi các hệ thống phòng không của đối phương hoạt động hết công suất.
Không chỉ là một máy bay chiến đấu, F-35 còn có khả năng thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu. Đây là một yếu tố mạnh mẽ hỗ trợ tất cả các khí tài trên không, trên mặt đất.
Máy bay F-35 và các loại vũ khí được biên chế. Ảnh: Lockheed Martin. |
Kích hoạt chế độ “quái thú’
Dù vẫn có thể gây sát thương đáng kể cho lực lượng mặt đất của đối phương bằng vũ khí mang trong khoang, nhưng F-35 cũng có thể được sử dụng trong một cuộc tấn công tổng lực bằng cách sử dụng các giá treo bên ngoài.
Khi các hệ thống phòng không của đối phương - bao gồm cảm biến, tên lửa phòng không, hệ thống súng, thậm chí cả máy bay - bị loại bỏ, và xung đột bước vào “Ngày thứ ba của cuộc chiến tranh”, lượng vũ khí mang trên F-35 sẽ thay đổi tương ứng.
Khi được xác định rằng F-35 không còn cần phải dựa vào khả năng tàng hình và LO để sống sót, nó sẽ hoạt động thông qua chế độ "quái thú" hoặc "xe chở bom" . Trong trường hợp này, máy bay có thể mang đầy đủ 10 tấn vũ khí.
Ngay cả khi không có tên lửa siêu thanh, ít có loại máy bay tiêm kích nào có thể cạnh tranh với F-35 ở chế độ “quái thú”.
Tiêm kích F-35 khi sử dụng chế độ "quái thú". Ảnh: Lockheed Martin. |
Lockheed Martin đã làm việc với Không quân Mỹ và Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) để phát triển dòng tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ trên không (HAWC). Đây có thể là một sự bổ sung mạnh mẽ khác cho các máy bay F-35 hiện nay.