Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực

Hàng triệu người ở khắp châu Âu hôm qua, đã chứng kiến nhật thực đổ bóng xuống lục địa già. Đây là một hiện tượng cực hiếm mà theo các nhà khoa học nó chỉ còn xuất hiện khoảng... 3 lần nữa trong thế kỷ 21.
Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực ảnh 1

Nhật thực bán phần hôm nay xuất hiện vào ngày xuân phân, có thể quan sát được tại nhiều vùng ở châu Phi, Âu và Á. Nhật thực toàn phần chỉ xuất hiện tại quần đảo Faroe và quần đảo Svalbard ở Bắc Băng Dương. Trong ảnh, một học sinh nhìn nhật thực qua cặp kính đặc biệt tại trường tiểu học St. Vincent's ở Altrincham, miền bắc nước Anh. 

Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực ảnh 2

Nhật thực bán phần trên giáo đường Hồi giáo ở Oxford, miền trung nước Anh.

Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực ảnh 3

Trẻ em chứng kiến sự kiện thiên văn tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha dù trời nhiều mây. Nhật thực toàn phần năm nay trùng với thời điểm xuân phân và điểm gần Trái Đất trên quỹ đạo Mặt Trăng.

Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực ảnh 4

Mặt Trăng che khuất một phần Mặt Trời, lấp ló sau mây tại Dunte, Latvia.

Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực ảnh 5

Học sinh và giáo viên trường Deutschherren ở Frankfurt, Đức ngước lên nhìn nhật thực. 

Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực ảnh 6

Nhật thực bán phần lấp ló sau tượng "Golden Victoria" ở Berlin, Đức.

Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực ảnh 7

Hình ảnh nhật thực toàn phần tại Longyearbyen, thuộc quần đảo Svalbard ở Bắc cực. Đây là hiện tượng nhật thực toàn phần lớn nhất trong vòng 16 năm qua. 

Châu Âu hào hứng chiêm ngưỡng nhật thực ảnh 8

Hôm qua cũng là ngày xuân phân, khi ngày và đêm dài ngang nhau, và là ngày siêu trăng xuất hiện. Ảnh chụp nhật thực toàn phần tại Svalbard. 

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.