Chất vấn bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về giáo dục ở miền núi

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
TPO - Sáng 13/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những khó khăn trong giáo dục của đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) nêu chất vấn: Vấn đề giáo dục dân tộc thiểu số còn khó khăn, việc dồn ghép cơ sở giáo dục không đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ mù chữ còn đáng lo ngại, chương trình giáo dục còn một số chưa phù hợp, tới đây việc tích hợp sách giáo khoa sẽ còn nhiều khó khăn. Bộ trưởng chia sẻ trách nhiệm và giải pháp ra sao về việc này?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, chính sách giáo dục miền núi được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, ưu tiên xây dựng trường lớp, giáo viên, rồi các chính sách liên quan về chế độ giáo viên, học sinh... Tuy nhiên, cơ sở vật chất trang thiết bị đến nay nhiều địa phương chưa được 50% kiên cố, còn nhiều thiết bị hỏng, trẻ em học xa trường lớp nên có hiện tượng bỏ học.

Về giải pháp, theo Bộ trưởng Nhạ, dù tinh giản đầu mối nhưng phải đảm bảo điều kiện dạy và học cho trò và thầy. Hiện một số tỉnh giáo viên mầm non rất ít, biên chế giáo viên cho một lớp ở nhiều tỉnh còn khó khăn. Bộ sẽ làm việc với Bộ Nội vụ bố trí đủ giáo viên.

Ông Nhạ cũng thừa nhận có hiện tượng tái mù chữ và việc này đang được rà soát, đồng thời dạy song ngữ. Với cấp 1 thì tiếng Việt cần tăng cường, từ đó hạn chế bỏ học và tiếp cận học tốt hơn. Cùng với đó, sẽ kiến nghị Chính cấp sách giáo khoa cho vùng khó khăn, có biên soạn chương trình giáo dục địa phương.

Về chính sách cử tuyển, giai đoạn trước phát huy hiệu quả cao, nhưng gần đây có xu hướng không hiệu quả. Khi học xong về không bố trí được việc làm cho các em. Bên cạnh đó, việc cử tuyển cũng chưa trúng, chất lượng học của cán bộ này chưa phải cao, khi cử đi và sử dụng không khớp với nhau nên về không có việc. Theo ông Nhạ, cần cử người thực sự gắn với đầu ra, làm sao để người đó ra thực sự là hạt giống về phục vụ cho địa phương.

Đại biểu Phương Lan tranh luận luận lại về tỷ lệ mù chữ và đề nghị bộ trưởng cam kết tính chân thực về tỷ lệ mù chữ công bố. Bà cũng nhắc lại về vấn đề sách giáo khoa bộ trưởng chưa trả lời.

Trả lời tranh luận của đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, số liệu tỷ lệ mù chữ của đồng bào dân tộc đang được rà soát lại, song tỷ lệ tái mù chữ gia tăng.

Với sách giáo khóa, ông ghi nhận phản ánh của đại biểu, đồng thời nhấn mạnh, không chỉ đối với đồng bào dân tộc mà nhiều địa phương khi thay đổi chương trình từ tiếp cận kiến thúc, đến phương pháp thực hiện phải có sự chuẩn bị về giáo viên, cơ sở vật chất. Khẳng định việc tiếp cận chương trình sách giáo khoa mới với miền núi khó khăn hơn nhiều, ông Nhạ cho biết, sẽ có chương trình sách giáo khoa, biên soạn tài liệu phù hợp với đồng bào dân tộc.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.