PTT Vũ Đức Đam: Thi cử là ví dụ để chúng ta nhìn lại tất cả

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thi là một ví dụ để chúng ta nhìn lại tất cả các mặt. Ảnh: Như Ý
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thi là một ví dụ để chúng ta nhìn lại tất cả các mặt. Ảnh: Như Ý
TPO - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thi là một ví dụ để nhìn lại tất cả các mặt của giáo dục để rút ra nhiều kinh nghiệm trong năm vừa qua và trước đây. 

Tại hội nghị tổng kết năm học vừa diễn ra sáng nay 2/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ nêu những giải pháp cụ thể đối với một số vấn đề “nóng” tại hội nghị như: tinh giản biên chế, chất lượng chuyên môn và đạo đức đội ngũ giáo viên, quy hoạch trường lớp học, thiếu giáo viên mầm non. 

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cũng mong thời gian tới, các địa phương cần quan tâm đến vấn đề cơ sở vật chất, vệ sinh lớp học.

Ngay đầu phát biểu, Phó thủ tướng nhìn mặt được để tiếp tục phát huy và nhìn nhận mặt chưa được để thực hiện tốt hơn.

Điểm lại những mặt “được” của giáo dục trong năm qua, Phó Thủ tướng cho rằng, nếu nhìn lại từ lúc thực hiện NQ TW 29 đến bây giờ là 5 năm, thì một năm vừa qua có nhiều thay đổi trong đó giáo dục có thay đổi khá rõ. Có một số mặt có thay đổi rất rõ. Đánh giá chung hướng đi của chúng ta có lĩnh vực lộ trình, có khâu, lĩnh vực lộ trình chậm.

Trong năm qua, tự chủ, chương trình của các trường Bộ GD&ĐT chứ không phải của chương trình phổ thông mới, các dạy  và học có chuyển biến khá rõ, đương nhiên sự chuyển biến này đòi hỏi phải một quá trình.

“Về tự chủ, chúng ta có tiến bộ rất nhiều. Giờ 24 trường tự chủ và vài trường đang đợi Chính phủ ban hành nghị định sớm để chúng ta thực hiện tự chủ mà dần coi là việc bình thường… Rõ ràng giáo dục đại học có khởi sắc hơn trước không phải là việc xếp hạng Việt Nam tốt vào top 1000 trường trên thế giới”- Phó thủ tướng nhận định. 

Vậy tại sao phải có Nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục?  Phó Thủ tướng cho rằng, phải đổi mới căn bản và toàn diện bởi có rất nhiều thứ bất cập. 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận, toàn diện các khâu, thậm chí 8-9-10 khâu kể ra đều bất cập. Vì bối cảnh thay đổi và yêu cầu phát triển đất nước,  Giáo dục là quốc sách hàng đầu, không đổi mới thì đất nước không đi lên được, lúc đó ngay trong nghị quyết thì bất cập có từ hệ thống. 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đổi mới  căn bản giáo dục phải là một quá trình. Giáo dục cũng như xây cái nhà, làm cái đường, xây phòng lớp học.Từ việc rất nhỏ, thi cũng phải có từ lộ trình, tính từ 2015 thì phải đến 2021 mới là lộ trình. Đổi mới sách giáo khoa cũng vậy, vì đổi mới là một quá trình không phải giục một cái là xong. 

“Trong quá trình ấy, không bao giờ có giải pháp nào là hoàn hảo hết. Đã làm rồi thì phải rất khoa học, cầu thị và kiên trì. Hơn nữa tính không hoàn hảo ở chỗ giáo dục không chỉ liên quan đến gia đình, nhà trường mà đặt trong chung trong kinh tế xã hội. Khi làm một giải pháp sẽ tác động nhiều cái khác nhau”- Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Phó thủ tướng, trong quá trình đổi mới chúng ta phải kiên định. Nhất định phải theo xu thế thế giới. Không thể vì đặc thù, đặc điểm, vì có điều gì mà mình lại đi ngược theo xu thế thế giới. Xu thế là giáo dục bớt thủ tục hành chính đi.
 
Thi cử là ví dụ để chúng ta nhìn lại tất cả

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thi là một ví dụ để chúng ta nhìn lại tất cả các mặt và chúng ta đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong năm vừa qua và những năm trước đây. 

Giáo dục là toàn dân quan tâm, là lĩnh vực không chỉ Đảng, Nhà nước mà toàn dân quan tâm, đó là điều đáng mừng. Do vậy, vì toàn dân quan tâm nên rất nhiều người đóng góp, góp ý cho ngành Giáo dục. Đây là một điều may mắn. 

Cũng theo Phó thủ tướng, không riêng gì kỳ thi vừa rồi, tất cả các việc như phong GS/PGS, dạy Sử thế nào… tôi đều nghe rất nhiều các chuyên gia góp ý. Các ý kiến đưa ra trái ngược nhau nhưng vẫn có lí. Trong quá trình góp ý đấy có nhiều luồng khác nhau và trong các ý ấy chọn ra ý có sự đồng thuận trong xã hội. Bởi vì không có giải pháp hoàn hoản và 100% đáp ứng được nguyện vọng của mình.

“Giáo dục quan trọng nhất là phải cởi mở, minh bạch hết mới tạo sự đồng thuận. Tôi cho rằng, đây là kinh nghiệm vô cùng quý mà chúng ta phải nhớ, phải làm. Có đồng thuận mới được ủng hộ thực hiện nhưng quan trọng hơn là vai trò của sự đồng thuận.

“Giáo dục không chỉ thầy cô, mà phải có gia đình, xã hội; khi đồng thuận vào thì Giáo dục mới tổng hợp được những sức mạnh ấy, đẩy đổi mới lên”, Phó Thủ tướng khẳng định.

MỚI - NÓNG