Cây ở Hà Nội bị đào, chặt như 'đốn củi' khi chưa có biên bản bàn giao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo tìm hiểu của phóng viên, số cây xanh trên vỉa hè đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội) bị đào, đánh chuyển, chặt hạ khi chưa có biên bản bàn giao từ cơ quan chức năng quản lý cây xanh của thành phố Hà Nội.

Như đã thông tin, theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, vừa qua, nhiều cây xanh trên vỉa hè đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân) Hà Nội bị đào gốc, chặt cành nằm la liệt.

Cụ thể, theo tìm hiểu của phóng viên, đơn vị cấp phép việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh nói trên là Sở Xây dựng Hà Nội. Đơn vị được cấp phép là Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố, phục vụ thi công gói thầu số 2 thuộc Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Theo giấy phép số 35, cấp ngày 6/9/2022, có 16 cây xanh bị dịch chuyển, chặt hạ, trong đó: dịch chuyển 12 cây, chặt hạ 4 cây.

Cây ở Hà Nội bị đào, chặt như 'đốn củi' khi chưa có biên bản bàn giao ảnh 1

Số cây xanh bị đào, dịch chuyển, chặt hạ trên vỉa hè đường Nguyễn Xiển. Ảnh chụp chiều 15/9. Ảnh: Trường Phong

12 cây dịch chuyển gồm 1 cây hoa sữa, 1 cây lộc vừng và 10 cây sấu.

4 cây bị chặt hạ gồm 3 cây trứng cá (là cây dại không thuộc danh mục cây đô thị) và 1 cây sấu bị chết, đường kính thân từ 17 - 21cm, chiều cao từ 4 - 7 mét.

Đáng chú ý, theo ghi nhận, dường như lực lượng đánh chuyển, chặt hạ số cây xanh nói trên không phải là lực lượng chuyên nghiệp, đảm bảo đủ chuyên môn theo yêu cầu, bởi họ dùng phương tiện thô sơ, không mặc đồng phục...

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện đơn vị quản lý cây xanh Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dựa trên thông tin từ phía Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội báo cáo về tính cần thiết của việc đánh chuyển, chặt hạ cây xanh để phục vụ thi công dự án, phía đơn vị đã phối hợp, có tổ công tác tham gia kiểm đếm cụ thể.

Sở Xây dựng cũng đã có giấy phép số 35, nêu cụ thể có 16 cây xanh bị dịch chuyển, chặt hạ, trong đó: dịch chuyển 12 cây, chặt hạ 4 cây.

Cây ở Hà Nội bị đào, chặt như 'đốn củi' khi chưa có biên bản bàn giao ảnh 2

Hai cây sấu bị chặt ngọn, đào gốc chiều 15/9 trên đường Nguyễn Xiển. Ảnh: Trường Phong

Theo giấy phép này, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá trình triển khai thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh theo nội dung giấy phép; thực hiện lựa chọn đơn vị có đủ năng lực theo quy định hiện hành để dịch chuyển cây xanh….

"Chúng tôi quản lý việc kiểm đếm, bàn giao số lượng cây xanh theo yêu cầu. Sau đó, khi hoàn thành công trình, phía Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội phải có nghĩa vụ, trách nhiệm trồng lại các cây xanh nói trên theo đúng số lượng, chủng loại, kích thước. Nếu để xảy ra trường hợp cây chết, thất thoát, thiệt hại, phía Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội phải đền bù", vị này nói.

Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, khi báo Tiền Phong phản ánh thông tin cây xanh bị đào, chặt, đánh chuyển nằm la liệt trên vỉa hè đường Nguyễn Xiển vào ngày 17/9, mới chỉ có giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh số 35, cấp ngày 6/9/2022.

Sau khi có giấy phép này, phía Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội đã tiến hành đào, chặt, đánh chuyển cây xanh theo giấy phép nói trên, trong khi chưa có biên bản bàn giao cây bóng mát phục vụ công tác dịch chuyển, chặt hạ theo giấy phép này.

Thông tin tìm hiểu của phóng viên cho thấy, đến ngày 19/9, biên bản này mới được hoàn thành, sau khi việc đào, dịch chuyển, chặt hạ cây xanh đã diễn ra.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.