Cắt kết nối xe Grab, Uber vi phạm

Thanh tra giao thông Hà Nội xử lý hàng loạt xe Grab, Uber vi phạm trên đường thời gian qua.
Thanh tra giao thông Hà Nội xử lý hàng loạt xe Grab, Uber vi phạm trên đường thời gian qua.
TP - Sở GTVT Hà Nội vừa có báo cáo về hoạt động của các phương tiện tham gia Đề án 24 của Bộ GTVT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Sở GTVT Hà Nội cho biết, đến nay đã có 7 đơn vị được Bộ GTVT chấp thuận cho hoạt động tại Hà Nội, gồm: Cty TNHH Grabtaxi (xe Grab), Cty TNHH Uber Việt Nam (xe Uber), Cty CP hợp tác đầu tư và phát triển, Cty TNHH thương mại và dịch vụ Linh Trang, Cty CP vận tải 57 Hà Nội, Cty CP tập đoàn Mai Linh, Cty CP phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế Ngôi Sao. 

Về số lượng xe, Sở GTVT Hà Nội thông tin, đến hết tháng 9/2017 đã có 14.495 phương tiện của 242 đơn vị vận tải tham gia chở khách bằng hợp đồng điện tử theo đề án 24 của Bộ GTVT, trong đó Cty Uber Việt Nam có 2.282 xe (chiếm 15% xe tham gia ứng dụng), Cty Grabtaxi có 11.116 xe (chiếm 76%).

Đánh giá về những hạn chế của phương tiện tham gia chở khách bằng hợp đồng điện tử trong đó có xe Grab, Uber, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, kể từ khi mô hình ứng dụng vận chuyển khách theo công nghệ Grab, Uber, số lượng xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ tại Hà Nội đã tăng nhanh chóng, vượt quá yêu cầu thành phố.

“Thực trạng này đã ảnh hưởng đến đề án phát triển vận tải hành khách công cộng của thành phố Hà Nội, đặc biệt là việc quản lý hạn chế xe taxi và phương tiện giao thông cá nhân. Hiệp hội Taxi Hà Nội, các đơn vị vận tải taxi đã có nhiều kiến nghị đến các cấp, các ngành về công tác quản lý loại hình này, một số xe taxi còn dán băng rôn phản đối Quyết định 24”, lãnh đạo Sở GTVT nêu thực tế.

Đề cập đến thực tế hoạt động của xe công nghệ tham gia đề án 24 trên đường, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội Trần Đăng Hải cho rằng, có nhiều xe vi phạm bị lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện. Lỗi vi phạm nhiều nhất là không dán logo, không niêm yết phù hiệu “xe hợp đồng”, không niêm yết số điện thoại, tên doanh nghiệp hai bên cánh cửa xe ôtô; chạy vào phố cấm, dừng đỗ xe, đón trả khách không đúng nơi quy định…

Để tiếp tục quản lý có hiệu quả xe công nghệ trong thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội đề xuất thêm với Bộ GTVT 9 nhóm nội dung. Trong đó, phải đưa ra phương thức để quản lý được toàn bộ phần mềm ứng dụng mà các đơn vị đang quản lý, sử dụng theo đề án thí điểm đang sử dụng;

Các đơn vị tham gia Đề án 24 phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu quản lý, giám sát với cơ quan chức năng. Các phương tiện tham gia Đề án 24 hoạt động như xe taxi vì vậy loại hình xe chở khách này phải được quản lý như taxi; bổ sung chế tài với các đơn vị không chấp hành đúng quy định.

Cụ thể, bổ sung quy định về người cung cấp dịch vụ vận tải công nghệ phải công khai giá cước, in hóa đơn điện tử, chế độ bồi hoàn; bổ sung quy định các đơn vị cung cấp phần mềm phải phối hợp với đối tác là các đơn vị vận tải tăng cường kiểm soát phương tiện, người lái.

“Đơn vị cung cấp phần mềm phải tích cực phối hợp với Sở GTVT Hà Nội trong việc xử lý các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện thí điểm, trong đó phải có quy định tạm dừng hoặc cắt vĩnh viễn ứng dụng đối với lái xe và phương tiện vi phạm, với chủ doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm phải dừng hợp đồng tham gia ứng dụng công nghệ theo Đề án 24”, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đề nghị với Bộ GTVT.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.