CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM
TPO - Hơn 300 y bác sĩ cùng các trang thiết bị chuyên môn đã được chuyển từ Huế vào TPHCM. Trung tâm Hồi sức COVID-19 do Bệnh viện Trung ương Huế thiết lập đang gấp rút hoàn thiện góp sức cứu người dân TPHCM. 
COVID-19 ngày 12/8

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

12/08/2021 09:56

24 giờ, thế giới ghi nhận thêm 9.273 ca tử vong vì COVID-19

Cả thế giới có 205.348.316 ca nhiễm, trong đó 184.398.422 khỏi bệnh; 4.335.672 tử vong và 16.614.222 đang điều trị (101.815 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 612.802 ca, tử vong tăng 9.273 ca.

- Châu Âu tăng 137.450 ca; Bắc Mỹ tăng 115.658 ca; Nam Mỹ tăn 43.727 ca; châu Á tăng 281.935 ca; châu Phi tăng 33.095 ca; châu Đại Dương tăng 937 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 89.190 ca, trong đó: Indonesia tăng 30.625 ca, Thái Lan tăng 21.038 ca, Malaysia tăng 20.780 ca, Philippines tăng 12.021 ca, Myanmar tăng 3.739 ca, Campuchia tăng 486 ca, Lào tăng 285 ca, Singapore tăng 63 ca, Đông Timor tăng 153 ca.

Tại Việt Nam, theo thông tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chồng dịch COVID-19, tính đến sáng ngày 12/8, Việt Nam có 241.543 ca nhiễm trong đó có 2.384 ca nhập cảnh và 239.159 ca nhiễm trong nước.

- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 237.589 ca, trong đó có 82.380 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 02/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- Có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 85.154 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 489 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca. (Lê Vũ)

12/08/2021 09:58

Người đàn ông không đeo khẩu trang la hét, lăng mạ lực lượng kiểm dịch Bình Dương

Ngày 12/8, Công an phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) cho hay, đã xử lý một người đàn ông không đeo khẩu trang, có hành vi đe dọa, lạng mạ lực lượng trực chốt kiểm dịch.

Theo đó, vào lúc khoảng 9h ngày 10/8, ông N.C.T (SN 1984) điều khiển xe ô tô mang biển kiểm soát 61A-925.53 di chuyển trên tuyến đường Phú Lợi hướng từ phường Bình Chuẩn (TP Thuận An) về nhà tại phường Phú Hòa (TP Thủ Dầu Một).

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 1

Hiện trường vụ việc

Khi đến chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cổng sư đoàn 7, lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ nhưng ông T. không đồng ý và có tranh cãi với lực lượng chức năng.

Một lúc sau, ông T. xuất trình giấy tờ để được qua chốt kiểm soát. Tuy nhiên, sau khi xuất trình giấy tờ và được lực lượng giải quyết lưu thông qua chốt theo quy định, ông T. đã có hành vi dùng lời nói xúc phạm, lăng mạ lực lượng trực chốt rồi lên xe bỏ chạy.

Khi chạy xe đến chốt kiểm soát tại giao lộ đường Phú Lợi - Nguyễn Thị Minh Khai thì dừng lại. Khi xuống xe, ông T. không đeo khẩu trang đồng thời cầm theo một khúc gỗ trên tay dài khoảng 40cm x 15cm, la lối chửi bới để chống trả lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm soát.

Sau đó, ông T. leo lên xe ô tô khóa cửa ngồi cố thủ trong xe. Công an phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường và tiến hành khống chế đối tượng đưa về trụ sở làm việc.

Clip: Người đàn ông la hét, đòi tấn công lực lượng chốt kiểm dịch

Tại cơ quan công an, ông T. đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Căn cứ vào quy định hiện hành, cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt ông T. với tổng số tiền phạt là 9.500.000 đồng. (Hương Chi)

12/08/2021 09:59

Tây Ninh phạt gần 10 tỷ đồng vì vi phạm Chỉ thị 16

Tỉnh Tây Ninh đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Trong ngày 11/8, tỉnh đã lập 155 tổ tuần tra lưu động trên các tuyến đường chính, đường nhánh trên địa bàn tỉnh để kiểm tra, xử lý vi phạm và đã phát hiện lập biên bản vi phạm 150 trường hợp với tổng số tiền phạt 330 triệu đồng. Trong đó, 134 trường hợp ra đường không cần thiết; 5 trường hợp không đeo khẩu trang; 3 trường hợp tụ tập đông người; 8 trường hợp không giữ khoảng cách.

Tính từ khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg đến nay, các tổ tuần tra đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 4.467 trường hợp với số tiền 9 tỷ 768 triệu đồng. Trong đó, 4.011 trường hợp ra đường không cần thiết; 300 trường hợp không đeo khẩu trang; 109 trường hợp tụ tập đông người; 43 trường hợp không giữ khoảng cách; 4 trường hợp không chấp hành các biện pháp cách ly/Quyết định cách ly.

Để bảo đảm an ninh trật tự và phục vụ tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong ngày 11/8, ngành chức năng đã lập 458 chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 119 chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên tuyến biên giới, 339 chốt kiểm soát phòng chống dịch nội địa.

Các chốt đã kiểm tra 14.700 phương tiện (5.745 ô tô tải, container; 2.079 ô tô con; 6.876 xe mô tô), làm việc với 88 trường hợp và cho cam kết tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi về Tây Ninh lưu trú.

Từ ngày 27/7 đến nay, các chốt kiểm soát làm việc với 2.808 trường hợp công dân trở về Tây Ninh (trong đó có 585 trường hợp đi, về trong ngày), chuyển Công an cấp xã trả lại cho công dân 2.223 thẻ CCCD/CMND. Công an cấp xã đã trả lại CMND/CCCD cho công dân sau khi đã thực hiện khai báo y tế 2.002 trường hợp.

Tính từ đầu mùa dịch đến nay, tỉnh Tây Ninh ghi nhận 3.584 ca mắc COVID-19. Trong đó có 1137 ca lành bệnh và xuất viện, 55 ca tử vong.

Tỉnh Tây Ninh đã thiết lập 415 vùng phong toả, trong đó đang phong toả 237 vùng, 178 vùng đã giải toả. (Tân Châu)

12/08/2021 10:05

Bộ Y tế công bố đơn vị sản xuất, cung ứng thiết bị bảo hộ chống dịch COVD-19, có giá bán cụ thể

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện nghiên cứu trực thuộc Trung ương và y tế các Bộ, ngành thông báo danh sách các đơn vị sản xuất, cung ứng trang thiết bị bảo hộ cá nhân - PPE phục vụ phòng chống dịch COVID-19.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần phân cấp, phân quyền, chủ động, sáng tạo, linh hoạt phòng, chống dịch và thực hiện phương châm bốn tại chỗ.

Trước đó, ngày 28/7/2021, Bộ Y tế đã có Công văn số 6075/BYT-TB-CT thông báo danh sách các đơn vị sản xuất, cung ứng trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) kèm theo thông tin tiêu chuẩn, năng lực sản xuất/khả năng nhập khẩu, số lượng tồn kho hiện tại và giá bán do đơn vị sản xuất, cung ứng công bố.

Căn cứ các đề xuất về cập nhật, bổ sung, điều chỉnh của các đơn vị sản xuất, cung ứng, Bộ Y tế cập nhật và thông báo danh sách các đơn vị sản xuất, cung ứng PPE (lần 2) kèm theo thông tin tiêu chuẩn, năng lực sản xuất, khả năng nhập khẩu, số lượng tồn kho hiện tại và giá bán do đơn vị sản xuất, cung ứng công bốđể các Sở Y tế và các bệnh viện chủ động liên hệ, có kế hoạch mua sắm trang bị phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế nghiên cứu, thực hiện Công văn số 604/TTrB-P1 của Thanh tra Bộ Y tế ngày 13/7/2021 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch COVID-19.

Đồng thời, đôn đốc các đơn vị sản xuất, cung ứng PPE trên địa bàn ổn định sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường theo hướng chủ động sản xuất, bảo đảm chất lượng, không để xảy ra tình trạng khan hiếm.

Ưu tiên cung cấp cho các bệnh viện, cơ sở y tế và cộng đồng để phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Kịp thời xử lý nghiêm theo quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng tình hình dịch bệnh để găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng kém chất lượng, tăng giá bất hợp lý tác động tiêu cực đến thị trường, tâm lý người dân.

Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị sản xuất, cung ứng PPE chủ động nguồn hàng, có kế hoạch ổn định, dự trữ nguyên liệu, tăng cường sản xuất, nhập khẩu đảm bảo số lượng, đặc biệt là chất lượng đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời, hướng dẫn sử dụng sản phẩm đúng theo quy định, chịu trách nhiệm về giá công bố và rà soát công bố giá theo quy định và xem xét giảm giá bán để hỗ trợ các đơn vị phòng chống dịch.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, liên hệ Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế theo SĐT: 024.62732272, email: dmec@moh.gov.vn để được phối hợp hỗ trợ giải quyết. (Quảng An)

12/08/2021 10:10

Sáng 12/8, Nghệ An thêm ca dương tính với SARS-CoV-2

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 11/8 đến 6h00 ngày 12/8), Nghệ An ghi nhận thêm 1 ca dương tính mới với SARS-CoV-2.

Cụ thể, N.B.H, nam, sinh 1997, trú phường Quỳnh Thiện, TX Hoàng Mai. H. là F1 của bệnh nhân N.N.D đã được công bố trước đó, được cách ly tập trung tại khách sạn Dương Long Loan và được lấy mẫu XN 4 lần vào các ngày 28/7, 31/7, 3/8, 5/8 đều cho kết quả âm tính. Ngày 10/8, H. được lấy mẫu XN lần thứ 5 gửi Bệnh viện đa khoa Quang Khởi cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại H. sốt 38,1°C, sổ mũi, người mệt mỏi.

Tính đến nay, Nghệ An đã ghi nhận 443 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở 19 địa phương: Quỳnh Lưu: 106, TP Vinh: 100, Yên Thành: 46, Tương Dương: 29, Diễn Châu: 30, Kỳ Sơn: 26, Nghi Lộc: 17, Hoàng Mai: 16, Anh Sơn: 11, Quế Phong: 11, Nam Đàn: 10, Đô Lương: 08, Quỳ Hợp: 08, Thanh Chương: 07, Nghĩa Đàn: 04, Tân Kỳ: 04, Con Cuông: 04, Hưng Nguyên: 03, Cửa Lò: 03.

Liên quan đến các ca bệnh từ các tỉnh miền Nam về Nghệ An từ đầu mùa dịch đến nay, ghi nhận: 170 ca trong đó: 61 ca về từ TP HCM; 90 ca về từ Bình Dương; 05 ca về từ Đồng Nai; 03 ca về từ Bình Phước, 02 ca về từ Long An, 09 lái xe đường dài đi ngang qua (Cần Thơ: 02, TP HCM: 01, Kon Tum: 01, Bình Định: 01, Đà Nẵng: 01, Quãng Ngãi: 02, Thừa Thiên Huế: 01).

Về công tác XN, trong 12 giờ qua tổng số mẫu tiếp nhận là 2.144 mẫu. Đã có kết quả 1.150 mẫu, phát hiện 01 ca dương tính (đã thông báo trên). Số mẫu chờ kết quả: 994 mẫu.

Cũng tại Nghệ An, theo báo cáo của thị xã Hoàng Mai tại cuộc họp khẩn tối 11/8 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An với thị xã Hoàng Mai, vào ngày 9/8, bệnh nhân V.Q.L có đi đến Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi thực hiện test nhanh cho kết quả dương tính, PCR âm tính và được trở về nhà lúc 16h. (Qua khai báo, bệnh nhân V.Q.L nghe tin bệnh nhân N.X.Đ nhiễm COVID-19 nên đã đi xét nghiệm).

Ngoài ra, khi bệnh nhân V.Q.L đến Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi để thực hiện test nhanh, nhưng bệnh nhân V.Q.L đã không khai báo y tế là đi Đồng Nai về và có tiếp xúc với bệnh nhân F0.

Ngày 10/8, L. đến Trạm Y tế phường Quỳnh Thiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR vào lúc 11 giờ. Đến khoảng 13h15 ngày 11/8, kết quả xét nghiệm bệnh nhân V.Q.L là dương tính với virus SARS-CoV-2...

Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Nghệ An giao Sở Y tế tỉnh này cử ngay 01 tổ công tác giúp đỡ thị xã Hoàng Mai chống dịch; tạm đình chỉ tất cả hoạt động khám, chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi từ 0h ngày 12/8 do vi phạm quy định phòng, chống dịch; thực hiện điều chuyển, bố trí bệnh nhân từ Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi sang đơn vị khác điều trị; thông báo rộng rãi tới tất cả các đơn vị; tổ chức tập huấn lại quy định phòng chống dịch cho các đơn vị khám chữa bệnh, riêng Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi khi nào đủ điều kiện thì trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép mở cửa hoạt động lại hay không. (Cảnh Huệ - Thu Hiền)

12/08/2021 10:16

Quảng Bình: 4 F1 của 'tài xế siêu lây nhiễm' thành F0

Sáng 12/8, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình thông tin về 5 trường hợp dương tính SARS-Cov-2 được phát hiện trong khu cách ly tập trung, trong đó 4 trường hợp có xét nghiệm dương tính sau 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-Cov-2.

Đáng chú ý đó là 4 trường hợp F1 của BN141580 là tài xế “siêu lây nhiễm” được phát hiện tại Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo. Những trường hợp này được đưa về khu cách ly tập trung Trường quân sự tỉnh và được lấy mẫu 3 lần vào ngày 31/7; 3/8 và 06/8 đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên đến hôm nay các trường hợp này lại có kết quả dương tính với SARS-Cov-2.

Trường hợp còn lại SN 1978 là lao động trở về từ Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 27/7 cho đến hôm nay có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-Cov-2 sau 2 lần lấy mẫu đều cho kết quả xét nghiệm âm tính với SARS_Cov-2. Hiện tại bệnh nhân chưa ghi nhận các dấu hiệu bất thường như sốt, ho, khó thở, giảm hoặc mất vị giác...

Hiện tại, tỉnh Quảng Bình ghi nhận 74 ca bệnh Covid-19 trong đó có 6 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện. Trong đó số lượng F1 được xác định là 586 trường hợp và gần 4000 F2 đang được cách ly và theo dõi.

Tính đến hôm nay, toàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 cho 54.370 người, trong đó có 8.493 người đã được tiêm mũi 2. Hiện tại tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục triển khai tiêm vắc xin mở rộng cho các đối tượng theo quy định. (Hoàng Nam)

12/08/2021 11:21

Hà Tĩnh ghi nhận thêm 7 ca mắc COVID-19

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hà Tĩnh) cho biết, sáng 12/8, Hà Tĩnh ghi nhận thêm 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là người từ TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương về, đã được cách ly trước đó.

7 ca mắc COVID-19 gồm: nữ L.T.T (SN 1989) và nữ N.T.H.T (SN 2011), cùng trú xóm 3, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh; nữ P.T.H (SN 1995), trú thôn Lâm Bình, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn; nữ L.T.T (SN 1979), trú xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc; nữ N.T.T (SN 1992), trú xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc; nam Đ.Q.V (SN 1976), trú xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà và bệnh nhân nữ N.T.N.A (SN 2003), trú xã Lộc Yên, huyện Hương Khê.

Kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR tối ngày 11/8 khẳng định, 7 trường hợp này dương tính với vi-rút SARS-CoV-2. Sau khi phát hiện các ca bệnh, CDC Hà Tĩnh đã phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương tiến hành điều tra, truy vết và triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, đưa 7 bệnh nhân đi cách ly, điều trị.

Tính từ ngày 4/6 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 264 ca mắc COVID-19. (Hoài Nam)

12/08/2021 11:25

Cơ sở kinh doanh, sản xuất phải xét nghiệm ít nhất 50% người lao động khi có ca mắc COVID-19

Ngày 12/8, Bộ Y tế đã có Văn bản số 6565/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống COVID-19 tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian qua, căn cứ vào các hướng dẫn phòng, chống dịch tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế địa phương, một số tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đạt hiệu quả như tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang đã xây dựng phương án vừa phòng, chống dịch vừa đảm bảo sản xuất như hình thức sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường hai điểm đến”. Tuy nhiên tại một số địa phương việc áp dụng mô hình phòng, chống dịch tương tự chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

Để các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh; Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố:

Căn cứ các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và đặc biệt dựa trên đánh giá tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.

Chỉ đạo Ban Quản lý Khu công nghiệp, UBND cấp huyện và/hoặc các cơ quan liên quan thống nhất kế hoạch và phương án phòng, chống dịch của các đơn vị trên địa bàn đảm bảo vừa an toàn phòng, chống dịch vừa sản xuất kinh doanh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và triển khai phòng, chống dịch tại các đơn vị tránh chồng chéo (không để xảy ra tình trạng nhiều đơn vị chức năng kiểm tra một doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh) để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chỉ đạo thực hiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn tại các Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021 và Công văn số 5886/BYT-MT ngày 22/7/2021 của Bộ Y tế đảm bảo không gây ùn tắc và tạo điều kiện cho đơn vị vận chuyển hàng hóa.

Chỉ đạo Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị thực hiện xét nghiệm sàng lọc và định kỳ đối với người lao động theo hướng dẫn tại Quyết định 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế, cụ thể: xét nghiệm sàng lọc hằng tuần ít nhất cho 20% người lao động bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp hoặc test kháng nguyên nhanh khi đơn vị chưa có ca mắc COVID-19; xét nghiệm ít nhất 50% người lao động khi có ca mắc COVID-19. (Thái Hà)

12/08/2021 12:33

Chợ đầu mối cung cấp hàng trăm tấn rau củ cho Đà Nẵng tạm ngừng hoạt động

Sau khi ngành y tế ghi nhận có 2 trường hợp F0 tại chợ (1 người buôn bán ớt trái, 1 người bán hàng tạp hóa), ban quản lý (BQL) chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) đã tạm ngừng hoạt động toàn bộ hộ kinh doanh tại chợ từ 7h sáng nay (12/8). Tất cả hàng hóa được vận chuyển ra khỏi khu vực chợ.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 5

Các gian hàng trong chợ đã "trùm mền" ngừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Ảnh:Thanh Trần.

“Kể từ 15h chiều 12/8, toàn bộ xe tải, xe contener nhập hàng về được bố trí tập kết và giao nhận hàng tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm (số đường Cách mạng Tháng Tám). Mỗi chủ hộ kinh doanh có xe tải, xe contener nhập hàng trực tiếp chỉ được phép hai người vào nhận và điều phối hàng hóa”, BQL chợ cho biết.

Ngoài ra, BQL cũng chỉ cho phép xe tải nhỏ vào Trung tâm Hội chợ Triển lãm để vận chuyển hàng ra khỏi Trung tâm. Tuyệt đối cấm các xe thô sơ, xe máy vào vận chuyển hàng hóa. Đồng thời không cho các hộ mua sỉ vào đây để mua hàng.

Theo BQL, thời gian hoạt động trở lại của chợ sẽ được thông báo sau.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 6

Các lối ra vào chợ đã được rào chắn, bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Thanh Trần.

Chợ đầu mối Hòa Cường mỗi ngày cung cấp từ 300-330 tấn rau củ quả cho TP Đà Nẵng. Ngành y tế vừa ghi nhận có 2 trường hợp F0 tại chợ. Một trường hợp là chủ hộ kinh doanh mặt hàng ớt trái (lô 42 nhà lồng phụ số 2 khu lộ thiên). Trường hợp còn lại là chủ hộ kinh doanh mặt hàng tạp hóa tại kios 15 Nhà lồng chính.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 7

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tiểu thương chợ đầu mối. Ảnh: Thanh Trần.

BQL chợ đã phối hợp với lực lượng y tế tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng toàn thể những đối tượng liên quan đến hoạt động trong chợ vào sáng 12/8.

12/08/2021 13:40

Công an An Giang thành lập lực lượng truy vết dịch COVID-19 quân số gần 15.000 người

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Công an tỉnh An Giang ra Quyết định thành lập lực lượng truy vết dịch COVID-19 với tổng quân số 14.738 cán bộ chiến sĩ, y tế, quân sự, dân quân, các ban, ngành, đoàn thể…; trong đó lực lượng công an làm nòng cốt.

Cấp tỉnh thành lập Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu thuộc Công an tỉnh với 353 người, cấp huyện 11 Đại đội gồm 759 người, cấp xã 156 Trung đội với 4.836 người; các khóm, ấp có 879 Tiểu đội với 8.790 người. Nhiệm vụ lực lượng này là truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19, tăng cường truy vết, khoanh vùng, dập dịch.

Ngoài việc đảm bảo an ninh trật tự; trong bối cảnh dịch bệnh, lực lượng công an còn gia phòng, chống và tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân trong lúc khó khăn, nhất là công tác an sinh xã hội.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 8

Công an tỉnh An Giang thành lập lực lượng truy vết dịch COVID-19 với tổng quân số 14.738.

Phát biểu tại lễ ra quân, ông Lê Hồng Quang - Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhận định, lực lượng truy vết được thành lập là lực lượng nòng cốt cùng toàn hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ truy vết, khống chế, kiểm soát dịch bệnh.

“Sắp tới, chúng ta tiếp tục vận dụng linh hoạt sáng tạo, thực hiện nhiều biện pháp, mọi phương ánchuyển “vùng đỏ” thành “vùng xanh” để đảm bảo lao động, sản xuất, kinh doanh, sớm trả lại trạng thái bình thường mới trên địa bàn toàn tỉnh” – ông Lê Hồng Quang nhấn mạnh.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Đại tá Đinh Văn Nơi - Giám đốc Công an tỉnh An Giang hạ quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Tiếp tục đảm bảo tốt tình hình ANTT, phòng, chống, truy vết, khoanh vùng, dập dịch thành công. (Kim Hà)

12/08/2021 13:47

Tài xế xe cứu thương cho khách 'đi nhờ' qua chốt kiểm dịch

Ngày 12/8, Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang đã bàn giao xe cứu thương mang BKS 51B-247.61 cùng những người có liên quan về công an xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành để tiến hành lập biên bản và xử theo thẩm quyền.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 9 giờ 40 phút cùng ngày, tổ công tác tại chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 ở trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa, đoạn thuộc địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành (Tiền Giang) phát hiện xe cứu thương mang BKS 51B-247.61 do tài xế Nguyễn Hoàng Kha (SN 1986, ngụ huyện Bình Chánh, TP, HCM điều khiển chở theo nhiều người trên xe đang lưu thông trên đường cao tốc TP. HCM- Trung Lương, hướng đi từ TP.HCM về Tiền Giang.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 9

Xe cứu thương chở người không phải là bệnh nhân qua chốt kiểm soát dịch. Ảnh: Châu Thành.

Lúc này tổ công tác tiến hành chặn dừng phương tiện để kiểm tra theo quy định. Qua kiểm tra, trên xe đang chở bệnh nhân là bà Phan Thị B (SN 1956) và anh Trần Văn T (SN 1978), cả 2 cùng ngụ huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Ngoài ra, trên xe còn có 1 người khác là ông Nguyễn Hoàng Dũng (SN 1967, ngụ xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Qua làm việc với cơ quan chức năng, bước đầu tài xế Kha cho biết đang chở gia đình của bà B và anh T vừa xuất viện ở một bệnh viện tại TP. HCM về nhà ở tỉnh Bạc Liêu. Trong khi đó, ông Dũng khai đi nhờ xe cứu thương từ TP. HCM về nhà ở xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Được biết tất cả các người ở trên xe đều có giấy test nhanh âm tính với COVID-19. (Châu Thành - Nhật Huy)

12/08/2021 15:12

Khánh Hoà vượt mốc 4.000 ca mắc COVID-19, hơn 1.200 người khỏi bệnh

Trưa 12/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa cho biết: Trong sáng cùng ngày, tỉnh này ghi nhận thêm 84 ca mắc COVID - 19. Trong đó, có 79 ca ghi nhận trong khu phong tỏa (TP. Nha Trang 78 ca và Diên Khánh 1 ca); 5 ca ghi nhận trong khu cách ly tập trung. Theo CDC Khánh Hòa, 78 ca trong khu phong tỏa tại TP Nha Trang có liên quan đến 16 xã, phường đang được phong tỏa để tầm soát diện rộng.

Còn theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 11/8 đến nay đã có thêm 58 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được y, bác sĩ các bệnh viện dã chiến điều trị khỏi bệnh, nâng số ca đã khỏi bệnh từ ngày 22/7 đến nay lên 1.247 ca. Hiện có 27 bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID-19.

Tính từ ngày 23/6 đến nay, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 4.002 ca mắc COVID-19. Có 8/9 huyện, thị, thành phố ghi nhận có ca mắc. Trong đó, TP. Nha Trang có số ca mắc nhiều nhất với 1.999 ca, TX. Ninh Hòa 1.535 ca, huyện Diên Khánh 193 ca, huyện Vạn Ninh 144 ca, huyện Cam Lâm 74 ca, TP. Cam Ranh 44 ca, huyện Khánh Vĩnh 12 ca và huyện Khánh Sơn 1. Khánh Hòa đã truy vết được 4.769 F1, 11.484 F2 và phong tỏa tạm thời 302 địa điểm. (Lữ Hồ)

12/08/2021 15:30

Bệnh viện T.Ư Huế tiếp tục chi viện nhân lực hỗ trợ TPHCM chống dịch

Ngày 12/8, tại Bệnh viện T.Ư Huế diễn ra lễ xuất quân đoàn thầy thuốc tình nguyện chi viện cho TPHCM chống dịch bệnh COVID-19.

91 thầy thuốc tình nguyện tăng cường vào TPHCM chống dịch đợt này sẽ làm việc tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện T.Ư Huế (đóng tại TPHCM).

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương chia sẻ, với tinh thần cùng cả nước chung tay phòng, chống dịch, thời gian qua, chính quyền và nhân dân TT-Huế đã hỗ trợ 5.000 bộ kit test nhanh phát hiện kháng nguyên COVID-19, gần 2 tỷ đồng và hơn 150 tấn hàng hóa để góp phần hỗ trợ TPHCM chống dịch.

Tỉnh TT-Huế cũng đã cử nhiều đoàn công tác, y, bác sĩ tham gia hỗ trợ TPHCM và và các địa phương khác trong cả nước phòng, chống dịch bệnh.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 10

Đoàn công tác tình nguyện của Bệnh viện T.Ư Huế xuất quân đợt này sẽ làm việc tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện T.Ư Huế (đóng tại TPHCM)

Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao tinh thần tình nguyện, cống hiến của các cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế. Đây là nghĩa cử đẹp, hành động thể hiện tinh thần tương thân tương ái của những người chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch.

Đây còn là tình cảm, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh TT-Huế chung sức, đồng lòng cùng cả nước hỗ trợ TPHCM sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế, cho biết, thực hiện chủ trương của Bộ Y tế về việc thành lập Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TPHCM, Bệnh viện T.Ư Huế đã cử cán bộ, y bác sĩ vào TPHCM để nhanh chóng thiết lập hoạt động trung tâm.

Chỉ trong thời gian ngắn, Bệnh viện T.Ư Huế đã chuẩn bị chu đáo về lực lượng lẫn trang thiết bị để sẵn sàng cho hoạt động cứu người tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19. Đây là tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh COVID-19 tại TPHCM. Trung tâm có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch.

Trước đó, vào ngày 9/8, một đoàn công tác của Bệnh viện T.Ư Huế gồm 17 cán bộ, y, bác sĩ và kỹ thuật viên cùng với một lượng lớn trang thiết bị, vật tư y tế đã sớm di chuyển vào TPHCM để bổ sung, hoàn thiện Trung tâm hồi sức kể trên.

Tại đây, đoàn công tác đã lắp đặt hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế, hệ thống oxy khí nén, xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại TPHCM. (Ngọc Văn)

12/08/2021 17:03

Hơn 113 tấn nông sản ở Bình Phước cập bến tâm dịch TP.HCM và Bình Dương

Ngày 12/8, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy, cho biết chương trình “Chuyến xe nghĩa tình” được đơn vị triển khai thực hiện để hỗ trợ người dân các địa phương ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Qua đó, tuổi trẻ toàn tỉnh Bình Phước đã góp sức trao gửi 113 tấn nông sản và nhu yếu phẩm đến các vùng dịch TP.HCM và tỉnh Bình Dương.

Theo anh Trần Quốc Duy, trong khuôn khổ chương trình, Tỉnh đoàn Bình Phước đã thực hiện 7 chuyến xe hàng (gồm TP.HCM 5 xe và Bình Dương 2 xe). CLB xe bán tải Bình Phước trực thuộc Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã hỗ trợ thu gom nông sản, góp một ít nguồn lực và Bưu chính Viettel Bình Phước giúp vận chuyển nông sản và nhu yếu phẩm từ Bình Phước đến TP.HCM - Bình Dương.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 11

Nông sản ở Bình Phước được đoàn viên thu gom hỗ trợ người dân vùng dịch

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 12

Nông sản được vận chuyển từ vườn bằng xe bán tải đến điểm tập kết

Được biết, từ đầu mùa dịch thứ 4 đến nay, hệ thống Đoàn toàn tỉnh Bình Phước đã vận động hơn 9 tỷ đồng từ doanh nghiệp, nhà hảo tâm để hỗ trợ cuộc chiến chống dịch trong tỉnh qua hàng trăm hoạt động trao lương thực, thực phẩm, vật tư và thiết bị y tế... đến các tuyến đầu ngăn COVID-19 và người dân gặp khó trong đại dịch, đồng thời tổ chức hoặc phối hợp triển khai 29 “chuyến xe nghĩa tình” đến TP.HCM - Bình Dương. (Thắng Trân)

12/08/2021 17:06

Đoàn bác sĩ Đắk Nông vào TPHCM tham gia chống dịch COVID-19

Sáng 12/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông tổ chức lễ xuất quân đưa 11 y, bác sĩ lên đường, nhận nhiệm vụ hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19.

Bác sĩ Nguyễn Đăng Phượng, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, trao quyết định thành lập đoàn, phân công nhiệm vụ cho y, bác sĩ. Theo bác sĩ Phượng, các thành viên của đoàn y vào tuyến đầu TP.HCM đã xác định rõ đây là trách nhiệm, nghĩa vụ hết sức lớn lao. Thành viên đoàn trực tiếp tham gia chống dịch, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19; đồng thời tham gia tập huấn nâng cao năng lực hồi sức tích cực cho bệnh nhân nguy kịch.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 13

Đoàn y, bác sĩ Đắk Nông vào tâm dịch TP.HCM tham gia tuyến đầu chống COVID-19

"Các thành viên xác định rõ nhiệm vụ chống dịch COVID-19 chứ không phải đi chi viện, hay hỗ trợ. Do đó, mỗi người cần chuẩn bị tâm lý làm việc trong điều kiện nguy cơ lây nhiễm rất cao, phải thật cẩn thận, bảo vệ sức khỏe bản thân và vững tâm tham gia chống dịch", bác sĩ Phương thông tin.

Khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở TP.HCM, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hàng trăm chuyến xe nghĩa tình hỗ trợ nông sản. Nhiều nông dân sẵn lòng tặng cả vườn rau củ, cây trái trong vườn với hy vọng người dân thành phố sẽ sớm vượt qua khó khăn do đại dịch. (Huỳnh Thủy)

12/08/2021 17:11

Bà Rịa-Vũng Tàu lập thêm loạt cơ sở cách ly, nhận chi viện hơn 100 nhân viên chống dịch

Ngày 12/8, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đã ký quyết định thành lập cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, tỉnh này sẽ trưng dụng toàn bộ khuôn viên, phòng học, cơ sở vật chất của 7 trường để thành lập cơ sở cách ly tập trung.

Cụ thể, tại TP.Vũng Tàu trưng dụng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều và Trường THCS Nguyễn Thái Bình. Ở TP.Bà Rịa sẽ trưng dụng 5 cơ sở, gồm Trường Tiểu học Long Hương, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Trường THCS Nguyễn Du, Trường THCS Long Toàn, Trung Tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Bà Rịa-Vũng Tàu cũng lập Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trường Tiểu học Châu Pha B, thị xã Phú với quy mô 200 giường bệnh và Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng, phân viện Vũng Tàu với quy mô 90 giường bệnh.

Hôm nay 12/8, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đón 79 sinh viên Trường Đại học Y Dược TPHCM đến hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19. Đây là các sinh viên đang học năm thứ 3 trở lên của nhà trường, trong đó có cả sinh viên sau đại học. Dự kiến, đoàn sẽ hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm cho các địa phương trong tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong 7-10 ngày. Theo phân bổ của Sở Y tế, số lượng sinh viên hỗ trợ cho các địa phương, gồm TP.Vũng Tàu 40 người, Long Điền 26 người, Phú Mỹ 10 người, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 3 người. (Duy Quang)

12/08/2021 18:18

Đắk Lắk: Thêm nhiều ca mắc COVID-19 liên quan chùm ca bệnh có trẻ cùng dự tiệc sinh nhật

Chiều 12/8, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn ghi nhận thêm 12 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số ca bệnh toàn tỉnh lên 476.

Đáng chú ý, ba ca mắc COVID-19 gồm: bà H.T.T (73 tuổi), T.Q.D (7 tuổi) và N.N.D.C (9 tuổi) đều ở thôn 7, xã vụ Bổn, huyện Krông Pắc có liên quan đến chùm ca bệnh 17 người (nhiều trẻ em từ 3-11 tuổi) chưa rõ nguồn lây. Những người này cùng có mặt tại buổi sinh nhật tại một nhà dân ở thôn 7, xã Vụ Bổn, sau đó bị mắc COVID-19 vào ngày 10/8.

Liên quan đến 17 ca bệnh chưa rõ nguồn lây, UBND huyện Krông Pắc quyết định thiết lập vùng y tế cách ly hơn 4.000 hộ dân ở xã Vụ Bổn; Chủ tịch UBND xã này cũng bị tạm đình chỉ chức vụ vì thiếu trách nhiệm trong việc quản lý công dân cách ly tại nhà, để người dân tụ tập làm lây lan dịch bệnh.

Cũng trong ngày 12/8, có thêm 20 bệnh nhân COVID-19 ở Đắk Lắk được điều trị khỏi, đủ điều kiện xuất viện, nâng tổng số ca bệnh được chữa trị lên 73 trường hợp.

Tìm người đến siêu thị Go vì liên quan 2 ca F0

Cũng trong chiều 12/8, Trung tâm Y tế TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) thông báo khẩn tìm người đến Trung tâm thương mại GO (góc đường Nguyễn Thị Định - đường Vành đai phía Tây TP Buôn Ma Thuột) từ 18h ngày 7-11/8, vì liên quan đến trường hợp dương tính SASR-CoV-2.

Theo điều tra dịch tễ, ngày 18/7, chị D.H.H.G (SN 1988, trú tầng 17, Block C, Chung cư Hoàng Anh Gia Lai - TP Buôn Ma Thuột) đi xe ô tô gia đình từ TP.Buôn Ma Thuột về nhà mẹ tại xã Cư Bông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, chị G. có tiếp xúc với người nhà là bệnh nhân P.L.T.U. (SN 1992, xã Cư Bông) được phát hiện mắc COVID-19 ngày 11/8.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 14

Ngành Y tế Đắk Lắk lấy mẫu xét nghiệm người dân liên quan đến các ca mắc COVID-19 mới

Ngày 7/8, vợ chồng chị G. đi từ huyện Ea Kar về lại nhà tại tầng 17, Bloc C, Chung cư Hoàng Anh Gia Lai, có ghé sang nhà em tại đường Y Blô Êban và nhà chồng tại đường Nguyễn Lương Bằng (TP.Buôn Ma Thuột).

Từ 18h đến 20h cùng ngày, vợ chồng chị G. đi Trung tâm thương mại GO - TP.Buôn Ma Thuột. Ngày 11/8, vợ chồng chị G. tới Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh - TP.Buôn Ma Thuột khám, làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên, chị G. có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Riêng anh L.N.H (SN 1973, chồng chị G.) trong khoảng thời gian từ ngày 8-10/8 tới nơi làm việc. Ngày 11/8, anh H. đi mua thuốc ở nhà thuốc Hà Nam (đường Hùng Vương), mua rau tại quán đối diện Công an Phường Tự An và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ngày 12/8.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk xác nhận, 2 vợ chồng anh L.N.H và chị D.H.H.G dương tính với SASR-CoV-2. Đây là 2 trường hợp có yếu tố chủng virus dễ lây lan nên ngành y tế tiến hành truy vết trên diện rộng. Hiện ngành y tế đã truy vết 24 F1, và tiếp tục điều tra dịch tễ các trường hợp liên quan. (Huỳnh Thủy - Thanh Hải)

12/08/2021 19:57

Nam Định dừng tiếp nhận người về từ vùng dịch, phát động Tháng cao điểm phòng chống dịch

Hôm nay, 12/8, trong cuộc họp chỉ đạo triển khai tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao hơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị đã quyết định từ trưa mai (13/8) sẽ dừng tiếp nhận ngươi từ vùng dịch về tỉnh này.

Theo thông tin của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nam Định, tính từ ngày 27/4 đến trưa 12/8, Nam Định đã ghi nhận 19 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, trong đó 10 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện; 9 bệnh nhân được điều trị, cách ly tại các cơ sở y tế trong tỉnh.

Đáng chú ý là trong mấy ngày qua, tình hình dịch tại Nam Định có dấu hiệu gia tăng, phức tạp. Chỉ riêng từ ngày 11 đến 12/8 đã ghi nhận 6 ca bệnh, trong đó có chùm ca bệnh 4 người tại 2 xã thuộc huyện Vụ Bản (xã Tân Khánh có 3 bệnh nhân và xã Hiển Khánh có 1 bệnh nhân).

Để ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập, bùng phát, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, ông Phạm Đình Nghị yêu cầu các sở, ngành, các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “người nào ở đâu ở nguyên đó”.

Nổi bật, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định quyết định, từ 12 giờ ngày 13/8, tỉnh Nam Định sẽ ngừng tiếp nhận người từ các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 về địa phương; trường hợp về phải thực hiện cách ly tập trung.

Đồng thời, Nam Định sẽ tổ chức lực lượng kiểm soát chặt chẽ tại các chốt phòng dịch của tỉnh, của huyện, thành phố đối với người từ vùng dịch về, bàn giao huyện thực hiện cách ly tập trung ngay. Giao cho các lực lượng chức năng “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, thường xuyên kiểm tra các trường hợp cách ly tại nhà. Tăng cường năng lực, triển khai xét nghiệm diện rộng. Phân bổ vắc xin, ưu tiên lực lượng tuyến đầu chống dịch.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 15

Các vùng có dịch tại Nam Định lập tức bị phong toả, cách ly y tế để ngăn dịch bùng phát - Ảnh: Hoàng Long

Bên cạnh cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng chính thức phát động Tháng cao điểm kiểm tra, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch: thực hiện 5K, cách ly tại nhà trên địa bàn. (Hoàng Long)

Đến nay, tỉnh Nam Định đã tiến hành kiểm tra 73.444 lượt phương tiện, 121,784 lượt người; ghi nhận 6.332 phương tiện đi từ, đi qua vùng dịch đến tỉnh; yêu cầu 2.034 phương tiện quay đầu và thực hiện xét nghiệm nhanh cho 9.924 người.

12/08/2021 20:06

Cần Thơ huy động cán bộ, công chức tham gia phòng, chống dịch COVID-19

Ngày 12/8, ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã ký văn bản gửi các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trực thuộc và Tổ chức hội đặc thù trên địa bàn thành phố về việc huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, trên cơ sở phương án thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và địa phương chuẩn bị nguồn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn để kịp thời huy động khi cần thiết.

Cụ thể, lực lượng huy động sẽ thực hiện một trong các nhiệm vụ như: giám sát công tác thực hiện giãn cách xã hội, vận động người dân lấy mẫu xét nghiệm và tham gia hỗ trợ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhập liệu, xử lý thông tin và các nhiệm vụ khác theo phân công của điều phối viên trong các hoạt động có liên quan.

Số lượng công chức, viên chức được huy động tham gia công tác phòng, chống dịch dựa trên tình hình thực tiễn hoạt động, quy mô, biên chế, số lượng người làm việc của từng cơ quan, đơn vị và trên cơ sở bảo đảm bố trí số lượng người làm việc theo quy định.

UBND TP. Cần Thơ giao Sở Y tế đề xuất cụ thể số lượng, chủ động trao đổi với Sở Nội vụ để phối hợp thực hiện việc huy động này. Ngoài ra, Sở Nội vụ huy động, tập hợp và gửi danh sách công chức, viên chức tham gia phòng, chống dịch cho Sở Y tế để điều phối, liên hệ khi cần thiết.

Đối với công chức, viên chức thuộc khối Đảng, đoàn thể, UBND TP. Cần Thơ đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy làm đầu mối huy động cùng tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Người đứng đầu chính quyền thành phố đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị phát huy tinh thần tiên phong, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức cùng tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. (Nhật Huy)

12/08/2021 20:07

Cần Thơ có 235 F0 mới, phần lớn được phát hiện trong khu cách ly, phong toả

Ngày 12/8, TP Cần Thơ phát hiện 235 F0 mới. Trong đó, có 156 trường hợp được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa và 79 trường hợp phát hiện khi xét nghiệm sàng lọc cộng đồng.

Nhanh chóng rà soát, ngành chức năng truy vết được 264 F1, 30 F2. Trong ngày, còn có 204 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi và 1 người tử vong.

Các trường hợp dương tính qua test nhanh tầm soát ngày 11/8 sau khi xét nghiệm PCR có 205 mẫu dương tính. Tính đến 11h ngày 12/8, có 70 mẫu đang chờ xét nghiệm PCR sau khi lấy mẫu 51.971 hộ, với 83.589 người.

Cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Long Xuyên, tỉnh An Giang cũng triển khai kế hoạch tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 các đối tượng có nguy cơ cao trên địa bàn thành phố đến ngày 15/8.

Cụ thể, lấy mẫu đối với 100% các đối tượng các khu vực đang bị phong tỏa chưa được lấy mẫu sau thời gian 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu lần trước; 100% người dân đang sinh sống trong khu vực mới bị phong tỏa trong vòng 3 ngày chưa được lấy mẫu xét nghiệm PCR. Người dân đang sinh sống liền kề các khu vực bị phong tỏa sẽ tiến hành lấy mẫu đại diện theo hộ gia đình. Đối với các phường, xã không có F0 và khu vực phong tỏa sẽ tiến hành lấy mẫu cho những người có nguy cơ cao.

Dự kiến số lượng lấy mẫu tối thiểu từ 1.500 – 2.000 mẫu/ngày, tương đương 150 – 200 mẫu gộp (gộp 10)/ngày. (Kim Hà)

12/08/2021 20:12

Đà Lạt hết phòng cách ly tập trung miễn phí đối với các F1

Ngày 12/8, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết trong số 95 ca dương tính liên quan ổ dịch Công ty TNHH Sợi Đà Lạt được phát hiện trong mấy ngày nay, có 35 người là nhân viên, công nhân trong công ty và lây nhiễm thứ phát ra cộng đồng 60 người.

Liên quan đến chùm ca bệnh này, lực lượng chức năng đã truy vết 545 F1, trong đó 496 người ở TP.Đà Lạt và 49 người ở huyện Đơn Dương.

Cùng thời điểm này, trên địa bàn TP.Đà Lạt phát hiện chùm ca bệnh từ lái xe của Công ty Thanh Bình Xanh với 4 bệnh nhân và 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến siêu thị BigC Đà Lạt. Lực lượng chức năng đã truy vết hàng trăm F1 và F2.

Theo một lãnh đạo của TP.Đà Lạt, vì số trường hợp F1 phải cách ly tăng vọt nên địa phương đã trưng dụng hàng loạt ký túc xá (KTX) sinh viên làm nơi cách ly tập trung để phòng dịch COVID-19 bao gồm KTX sinh viên tập trung ở Đà Lạt, KTX Cao đẳng Du lịch Đà Lạt, KTX Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, KTX Cao đẳng Nghề Đà Lạt…

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 16

KTX trường Cao đẳng du lịch Đà Lạt thành nơi cách ly tập trung phòng dịch COVID-19

Các ký túc xá này cùng với Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an Lâm Đồng và Bệnh xá H 32 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) với sức chứa khoảng 1.000 người cách ly phòng dịch COVID-19 hiện đã kín chỗ.

Trước tình hình đó, từ ngày 12/8, các trường hợp F1 liên quan đến bệnh nhân COVID -19 đều phải cách ly ở nơi có thu phí, đầu tiên là Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Lâm Đồng (số 4 Trần Quang Diệu, phường 10), sau đó TP.Đà Lạt sẽ sắp xếp bố trí thêm một số khu cách ly tập trung khác.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 17

Thành lập khu cách ly có thu phí tại Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Lâm Đồng khá cách biệt với khu dân cư, có khoảng 120 phòng với giá lưu trú 100 ngàn đồng/người/ngày đêm. Về ăn uống, bữa ăn sáng 30 ngàn đồng, trưa 60 ngàn đồng và chiều 60 ngàn đồng. Nếu không muốn đăng ký ăn uống tại nơi lưu trú, các F1 có thể nhờ người nhà đưa thức ăn từ bên ngoài vào, một ngày 2 lần. (Kim Anh)

12/08/2021 20:13

Chiều tối 12/8, GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, ông cùng đội ngũ các y bác sĩ của bệnh viện lực lượng chuyên môn từ Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã có mặt tại TPHCM.

Từ ngày 9/7 đến nay đã có hơn 300 nhân sự từ các bệnh viện nêu trên được điều động để khẩn cấp thiết lập Trung tâm Hồi sức COVID-19 quy mô 500 giường tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch. Trung tâm do Bệnh viện Trung ương Huế chịu trách nhiệm chính về chuyên môn tại số 2 đường Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.

Cùng với nhân sự, một số lượng lớn trang thiết bị, vật tư y tế đã được vận chuyển đến TPHCM để bổ sung, hoàn thiện Trung tâm Hồi sức COVID-19. GS.TS Phạm Như Hiệp cho biết, đến nay đã cơ bản lắp đặt hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế, hệ thống oxy khí nén, hệ thống xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn… Các công đoạn cuối cùng đang được khẩn trương hoàn thiện để có thể tiếp nhận bệnh nhân đến điều trị trong vài ngày tới.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã chuẩn bị sẵn lực lượng tình nguyện, khi cần tăng cường sẽ được điều động khẩn cấp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra một lượng lớn máy móc, trang thiết bị y tế từ các đơn vị cung ứng và nhà tài trợ cũng đã sẵn sàng chuyển đến TPHCM để tăng khả năng đáp ứng của Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương Huế.

Những nhân sự được điều động đều có trình độ chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm được đơn vị đào tạo các kỹ thuật chuyên sâu về Hồi sức cấp cứu như: thở máy, liệu pháp thay thế thận, oxy hóa máu qua màng (ECMO)… Ngoài ra, các nhân viên y tế cũng được tập huấn về kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn, cách chăm sóc người bệnh nhiễm COVID-19 nặng, chăm sóc người bệnh thở máy; hướng dẫn tập vận động, dinh dưỡng, phục hồi chức năng cho người nhiễm COVID-19.

Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho 4 bệnh viện tuyến Trung ương lập Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại TPHCM để cứu chữa các ca bệnh nặng, nguy kịch.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 18

"Vấn đề chính cần quan tâm nhất của TPHCM tại thời điểm này là phải cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 gây ra. Chúng tôi sẽ cố gắng thiết lập một trung tâm có công năng tối ưu nhất, vừa đảm bảo phối hợp hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng, vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch, tránh lây nhiễm chéo trong đơn vị” - GS.TS Phạm Như Hiệp chia sẻ. (Vân Sơn)

Được biết, cho đến thời điểm hiện tại Bệnh viện Trung ương đã cử nhiều đoàn công tác tình nguyện chi viện cho nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Bắc Giang, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh để cùng hỗ trợ, chung tay với các địa phương quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

12/08/2021 20:18

Thoát “lưỡi hái tử thần” nhờ điều trị COVID-19 từ xa

Chiều ngày 12/8, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Bộ Ngoại giao phối hợp Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM đã tổ chức hội thảo trực tuyến chủ đề “Chuyên gia kiều bào chung sức cùng TPHCM chống dịch”.

Tại hội thảo, ông Trần Trọng Hùng (kiều bào Ba Lan) - Phó Chủ tịch Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan chia sẻ, Ban Hỗ trợ và Phòng chống COVID-19 (Ban) tại Ba Lan đã triển khai thông điệp “Ba phao cứu trợ” gồm: Phòng triệt để; Chống ngay lập tức; Cấp cứu kịp thời.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 19

Các chuyên gia kiều bào nêu kinh nghiệm và hiến kế giúp TPHCM chống dịch

Làm cách nào để giảm thiểu thương vong trong cộng đồng? Với những kinh nghiệm hỗ trợ, ông Hùng cho rằng: “Cần phải xây dựng và hoàn thiện các đường dây nóng hoặc các phương tiện trò chuyện để hướng dẫn người dân xử lý tình huống tại nhà. Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng cần trang bị cho mình những trang thiết bị cần thiết như: các loại thuốc cơ bản, máy đo nồng độ oxy, nhiệt kế, máy đo huyết áp. Nhờ những công cụ đơn giản này, người trực đường dây nóng có thể dễ dàng hỗ trợ người bệnh. Thực tế, tại Ba Lan nhờ công cụ đơn giản như Facebook, Ban đã hỗ trợ rất nhiều bà con thoát hiểm kịp thời”.

Theo BS Vũ Ngọc Khuê (kiều bào Mỹ), 3 chiến tuyến chống dịch bao gồm: người dân tại nơi cư trú; lực lượng y tế, bác sỹ, y tá trong bệnh viện, cơ sở y tế hay khu cách ly điều trị bệnh nhân; quân đội, lực lượng vũ trang, dân quân…

“4 tuần là thời gian đủ để chấm dứt sự lan truyền dịch bệnh, khử trùng và thanh lọc môi trường. Trong đó, 2 tuần đầu là thời gian cần thiết để nhận ra bệnh nhân phát triệu chứng và thực hiện cách ly. 2 tuần tiếp theo để phát hiện các ca ủ bệnh dài và các ca rải rác, để bao trùm dịch lây lan. Những ca nặng cần nhiều thời gian hơn để điều trị và phục hồi trong bệnh viện hay khu cách ly” - BS Khuê nhận định.

Muốn vậy, BS Khuê cho rằng cần phải đặt cả nước trong trạng thái chống dịch, mỗi địa phương phải ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sang địa bàn khác; Người dân cần nghiêm túc thực hiện việc giãn cách tại nhà, tạm dừng những hoạt động không cần thiết để tránh làm lây lan dịch bệnh.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 20

Ông Nguyễn Ngọc Luận (kiều bào Úc) tặng quà cho người dân khó khăn

Đồng thời huy động toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội để hỗ trợ cho người dân trong cuộc chiến chống COVID-19. Đội ngũ y tế phải được trang bị đầy đủ về nhân lực, trang thiết bị cùng với môi trường an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.

TS.BS Võ Toàn Trung (kiều bào Pháp) - Bác sĩ các bệnh viện Paris cho rằng, phải tập trung xây dựng tất cả các phương án với tình hình xấu nhất, đặc biệt nguy hiểm khi tỷ lệ mắc bệnh vượt quá khả năng chăm sóc của hệ thống. “Vì vậy, cần tổ chức lực lượng y tế theo phương pháp phân 3 nhóm. Các nhóm này sẽ lần lượt thay thế nhau để có thời gian nghỉ ngơi, tránh quá tải cho hệ thống y tế” – BS Trung chia sẻ.

Cách ly toàn bộ khu công nghiệp để có thể đảm bảo sản xuất, các ngành khác làm việc trực tuyến 100%. Tập trung toàn bộ vắc-xin cho TPHCM, cần đào tạo gấp lực lượng tiêm vắc-xin để có thể triển khai tiêm trên diện rộng, với tốc độ nhanh nhất có thể.

“Chỉ cần giãn cách tuyệt đối và làm đúng thì hạn chế rất nhiều thiệt hại về kinh tế. Trong thời gian giãn cách, Thành phố tập trung tiêm vắc-xin và làm xét nghiệm hết cho dân bằng test nhanh thì hoàn toàn có thể không chế được dịch ở Thành phố” – BS Trung cho biết.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 21

Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức bày tỏ sự trân trọng với các hiến kế, góp ý và sự chung tay hỗ trợ TPHCM của kiều bào thời gian qua.

Ông Dương Anh Đức – Phó chủ tịch UBND TPHCM cho biết, thời gian quan, kiều bào trong và ngoài nước đã hỗ trợ TPHCM trang thiết bị y tế; nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con gặp khó khăn, lực lượng tuyến đầu tại các nơi bị phong tỏa, cách ly; hiến kế các giải pháp để phòng chống dịch.

“Lãnh đạo Thành phố rất mong các chuyên gia bác sĩ người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là TPHCM trong việc triển khai ứng dụng các kinh nghiệm phòng chống dịch COVID-19 thành công ở các nước, các kênh thông tin điều phối, hỗ trợ cung cấp, mua vắc-xin, trang thiết bị vật tư y tế thiết yếu trong phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho người dân và ổn định phát triển kinh tế. Thành phố luôn trân trọng và nghiêm túc tiếp thu những đóng góp của kiều bào ở khắp nơi trên toàn thế giới cả về trí lực, vật lực, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn ứng phó với đại dịch COVID-19 của các nước” – Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức bày tỏ. (Uyên Phương)

Ngày 12/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu thông báo kết quả xét nghiệm khẳng định RT-PCR 3 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Khu cách ly tập trung ký túc xá sinh viên Bạc Liêu.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 22

Khu cách ly tập trung tại trung tâm thành phố Bạc Liêu

Đó là Nguyễn Văn L (BN237118), năm sinh 1985, làm thợ hồ, Lê Thị Xuân A (BN237120), năm sinh 1991, thợ hồ và Nguyễn Kim A (BN237121), sinh năm 2019, cùng một gia đình, ở ấp 19, xã Phong Thạnh (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu).

Những người này tạm trú ở ấp Vĩnh Tuy, xã Long Tân (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Ngày 27/7, 3 người này từ Đồng Nai về Bạc Liêu bằng xe gắn máy, bị chốt kiểm dịch thuộc tỉnh Long An không được cho qua, hướng dẫn làm thủ tục để cách ly tại đây.

CẬP NHẬT DỊCH 12/8: Gấp rút đưa 500 giường hồi sức COVID-19 cứu người dân TPHCM ảnh 23

Cách ly tập trung ngay khi trở về từ vùng dịch đã ngăn chặn lây lan trong cộng đồng

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Bạc Liêu điều động 5 xe chuyên dụng để rước 42 công dân là người Bạc Liêu về tỉnh, trong đó có 3 người trong gia đình nói trên, cách ly tập trung tại ký túc xá sinh viên tỉnh Bạc Liêu.

Kết quả truy vết ghi nhận 2 F1 của 3 bệnh nhân (cùng phòng cách ly) và 3 ca dương tính đang được điều trị tại khu cách ly tập trung đặc biệt, Khoa Nhiễm Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, sức khỏe đều ổn định. (Nguyễn Tiến Hưng)

MỚI - NÓNG