Cảnh tượng kính thiên văn không gian suýt đâm vệ tinh

Cảnh tượng kính thiên văn không gian suýt đâm vệ tinh
Kính thiên văn không gian Fermi của Mỹ từng suýt đâm trúng một vệ tinh gián điệp hỏng vào đầu tháng trước.

Cảnh tượng kính thiên văn không gian suýt đâm vệ tinh

> NASA phát hiện ba hành tinh con người có thể sinh sống
> NASA soi 'vùng tối vĩnh cửu' trên mặt trăng

Kính thiên văn không gian Fermi của Mỹ từng suýt đâm trúng một vệ tinh gián điệp hỏng vào đầu tháng trước.

Kính thiên văn không gian Fermi có khả năng phát hiện vật chất tối. Ảnh: Nature
Kính thiên văn không gian Fermi có khả năng phát hiện vật chất tối. Ảnh: Nature.

Julie McEnery, một thành viên trong nhóm phụ trách dự án Kính thiên văn không gian Fermi của NASA, kể rằng cô phát hiện nguy cơ khi kiểm tra thư điện tử vào ngày 29/3, trang web của NASA đưa tin.

Trong hộp thư, McEnery thấy một báo cáo từ nhóm Đánh giá Nguy cơ Va chạm giữa các thiết bị tự động trong vũ trụ (CARA). Trụ sở của nhóm này tại Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard, thành phố Greenbelt, bang Maryland. Khi xem báo cáo, McEnery phát hiện ra rằng Fermi sẽ đụng độ Cosmos 1805 – một vệ tinh gián điệp đã ngừng hoạt động của Nga, trong một tuần nữa.

Hai vật thể, đều bay xung quanh địa cầu với tốc độ vài nghìn km mỗi giờ, di chuyển theo quỹ đạo vuông góc với nhau. Chúng sẽ chỉ cách nhau chừng 200 m ở cự ly gần nhất.

Nếu hai thiết bị đụng độ, chúng sẽ giải phóng năng lượng tương đương 2,5 tấn thuốc nổ - đủ mạnh để hủy diệt cả hai.

Cách duy nhất để ngăn chặn nguy cơ va chạm là khởi động mọi động cơ của Fermi. Các kỹ sư thiết kế những động cơ đó để đảm bảo rằng nó sẽ không bao giờ gây họa cho vệ tinh nhân tạo khác khi nó ngừng hoạt động. Nếu các động cơ đều hoạt động, quỹ đạo của Fermi sẽ thay đổi. Nhưng từ trước tới nay những động cơ của Fermi chưa bao giờ hoạt động.

Ngày 3/4, kính thiên văn Fermi ngừng quan sát bầu trời và tự xoay trong quá trình di chuyển. Nó trải rộng các tấm pin mặt trời rồi thu gọn ăng-ten để phòng ngừa khả năng cạn nhiên liệu sau khi các động cơ khởi động. Sau đó các động cơ khởi động để Fermi thay đổi quỹ đạo bay. Nhờ hành động đó mà cự ly gần nhất giữa hai vật thể đã tăng từ 200 m lên gần 10 km.

Kính thiên văn không gian Fermi được thiết kế để thu tia gamma - loại bức xạ chói nhất và có mức năng lượng lớn nhất trong vũ trụ. Nguồn phát tia gamma bao gồm hố đen siêu lớn, tàn dư của các ngôi sao.

Theo Minh Long
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.