Mưa lũ cũng làm trên 200 xã, phường ở Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng bị ngập, độ ngập sâu từ 0,3m đến 3m. Hiện có hơn 90 điểm trên các tuyến quốc lộ ở Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế bị sạt ở. Quốc lộ 1A trên địa phận Thừa Thiên-Huế có 5 điểm ngập sâu 0,2 - 0,6m, có điểm ngập kéo dài. Đường sắt Bắc Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên-Huế bị ngập.
Từ sự hàng loạt sự cố, chìm tàu vận tải vừa qua, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai cảnh báo các địa phương, ngành giao thông cần rút kinh nghiệm, siết chặt công tác quản lý tàu vận tải, tàu vãng lai.
Trước tình hình mưa lũ còn phức tạp, tại cuộc họp ứng phó với mưa lũ ở miền Trung ngày 11/10, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường các địa phương miền Trung tiếp tục chủ động trong công tác ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là sự cộng hưởng ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 6, không để người dân vào cảnh đói, rét, “màn trời chiếu đất”.
Ông Cường lưu ý về liên quan trong việc cứu trợ, cứu nạn, xử lý các sự cố do mưa lũ gây ra đặc biệt là các sự cố về tàu vận tải trên biển. Về vấn đề vận hành xả lũ hồ chứa ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, theo ông Cường, cả ngành công thương lẫn nông nghiệp cần phối hợp nhuần nhuyễn chỗ này với ở địa phương, thảm hoạ hay không phụ thuộc rất lớn vào vấn đề hồ chứa.
Cùng đó, các hồ thuỷ điện Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà chuẩn bị có thể xả lũ, vì hiện đất đá ở núi rừng phía Bắc “no” nước. Do vậy, cần đưa chế độ vận hành 4 hồ này ở mức đặc biệt.