1. Bỏng nước nóng
Nước nóng thường được sử dụng trong phòng tắm. Đôi khi vì thiếu cẩn trọng, chủ quan hoặc sơ sẩy của cha mẹ mà trẻ em vẫn bị những tai nạn do bỏng nước nóng.
Biện pháp:
- Khi pha nước tắm cho bé, cha mẹ nên xả nước lạnh trước, sau đó mới xả nước nóng vào. Cũng không nên để ca múc nước ở trong chậu nước tắm để tránh trường hợp nước nóng xối đầy trong ca mà bạn có thể không biết.
- Trước khi đặt bé vào chậu/ bồn tắm mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước. Nếu không chắc chắn, bạn có thể mua một nhiệt kế đặt trong chậu /bồn tắm để kiểm tra, nhiệt độ chung an toàn cho bé là 37 – 40 độ C. Ngoài ra, để cẩn thận thì cha mẹ nên thực hiện việc sử dụng nước nóng, cắm bình đun nước, pha nước khi không có bé ở đó.
- Chỉ rõ cho bé vòi nước nóng và vòi nước lạnh. Bạn có thể giúp bé phân biệt bằng các hình ảnh hay nhãn dán ngộ nghĩnh. Hãy chắc chắn rằng trẻ không bị nhầm lẫn khi mở.
- Nhà vệ sinh không phải là nơi nên đặt ấm đun nước, phích, chai hay các vật dụng dễ vỡ để tránh cho bé vô tình làm đổ.
- Dạy bé cách phân biệt nóng và lạnh. Cha mẹ có thể sử dụng hai ly giống hệt nhau, một cốc đựng nước lạnh, một cốc đựng nước nóng để trẻ cảm nhận được nhiệt độ khác nhau bằng cách sờ vào bên ngoài cốc. Chú ý là bạn chỉ cần dùng nước nóng có nhiệt độ khoảng 50 độ C khi thử nghiệm, không quá nóng để tránh gây tai nạn cho trẻ.
2. Trượt ngã
Bề mặt nhà tắm khá trơn trượt, trong khi đó bé rất khó để phòng vệ cho mình khi trượt, ngã vì khả năng giữ thăng bằng còn kém. Cha mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
Biện pháp:
- Nếu nhà có trẻ nhỏ. Cha mẹ nên lựa chọn gạch không trơn trượt cho sàn phòng tắm. Ở phía trước cửa nhà vệ sinh hay gần bồn tắm... nên sử dụng thảm cao su, sản phẩm lót sàn nhà tắm có độ ma sát cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dùng thảm lót chậu tắm cho bé để tránh bé bị trượt gây chấn thương. Nếu có nước trong nhà vệ sinh hay khu vực xung quanh, cha mẹ cần nhanh chóng làm sạch, lau khô.
- Mua cho bé các loại giày, dép chống trượt (có hạt cao su tăng ma sát) giúp bảo vệ đôi chân của các bé, giảm trơn trượt. Cạnh bồn tắm và trong chậu/ bồn tắm của các bé cũng nên để thêm một miếng đệm chống trượt, để khi bé đứng lên ngồi xuống không bị trơn và ngã.
- Ở thành bồn tắm hoặc mép chậu tắm nên bọc cao su hoặc để thêm một miếng đệm chống trượt, để khi bé bám tay và đứng lên ngồi xuống không bị trượt ngã.
- Bề mặt nhà tắm cần được giữ khô ráo, vệ sinh và lau thật khô sàn nhà trước khi tắm cho bé. Sàn nhà tắm nên có hệ thống thoát nước tốt để nhanh khô, tránh việc bé dẫm lên và bị trượt chân ngã.
- Ngoài ra, để tránh cho bé bị tai nạn thương tích khi va đập hoặc trượt té, tốt nhất nên bọc các góc cạnh sắc nhọn trong nhà tắm lại.
3. Ngạt nước
Nước trong bồn tắm có thể trở thành nơi để bé vui đùa nhưng cũng rất dễ khiến bé bị mất thăng bằng và rơi xuống nước, rất nguy hiểm.
Biện pháp:
- Tốt nhất là nên có chậu tắm hoặc bồn tắm riêng cho bé, không nên cho bé sử dụng bồn tắm của người lớn.
- Đừng để bé rời tầm mắt của bạn khi bé đang trong bồn tắm. Hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi tắm cho con để không phải chạy ra chạy vào lấy đồ. Khi không tắm cho bé nữa, bạn cần đảm bảo chắc chắn là bồn tắm không có nước.
4. Giật điện
Môi trường trong phòng tắm thường xuyên ẩm ướt nên nguy cơ điện giật rất dễ xảy ra. Để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ cần có những biện pháp bảo vệ chặt chẽ.
Biện pháp:
- Dây điện trong phòng tắm phải bố trí chìm trong tường để tránh gây ướt đoản mạch. Công tắc điện và ổ cắm phải đặt ở nơi có độ cao nhất định, không để cho trẻ với tới và tốt nhất là có thiết bị bảo vệ chống thấm nước.
- Các thiết bị chiếu sáng và chuyển mạch trong phòng tắm nên được kết nối với các tính năng bảo mật, khó tiếp xúc. Chẳng hạn như bảng điện... nên được bố trí ngoài phòng tắm. Trong trường hợp không thể bố trí bên ngoài thì bạn có thể lựa chọn loại bảng điện không thấm nước hay chống ẩm... để ngăn chặn rò rỉ do ẩm có thể gây tai nạn cho bé.
- Thiết bị phòng tắm, chẳng hạn như bình nước nóng, máy sưởi hoặc lò sưởi nên có hệ thống tự động ngắt điện khi hết thời gian và đặt ngoài tầm với của bé.
- Nếu máy giặt được đặt trong phòng tắm, bạn nên rút phích cắm điện khi không sử dụng.
5. Bỏng da hoặc ngộ độc do chất tẩy rửa
Những chất tẩy rửa sử dụng trong nhà tắm, nhà vệ sinh có thành phần sodium hypochlorite, amoni clorua và thuốc diệt nấm... giúp tẩy trắng, khử khuẩn nhưng có tác dụng ăn mòn và kích thích đường hô hấp rất mạnh mẽ. Hai chất trên còn có khả năng đốt cháy da, khi bị bắn vào mắt thậm chí có thể gây mù lòa cho bé.
Biện pháp:
- Khi trong nhà có trẻ nhỏ, cánh cửa phòng tắm tốt nhất được bố trí có thể mở được từ bên ngoài. Nếu không thể bố trí thì chốt cửa phải cao hơn tầm với của trẻ.
- Lúc rảnh rỗi, cha mẹ nên dạy con cách đóng, mở cửa để trong trường hợp bất ngờ bé có thể tự giải quyết.
7. Tai nạn từ máy cạo râu của bố
Không để các dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo trong nhà tắm. Máy sấy tóc hay đồ cạo râu của người lớn nên được để trong tủ khóa lại hoặc để ở nơi cao ráo tránh xa tầm với của bé.
Một số bé thích nghịch ngợm những món đồ của người lớn, máy sấy tóc và máy cạo râu của bố là một trong số đó. Không nên để bé tự sấy tóc vì các bé gái tóc dài sẽ rất dễ bị cuốn tóc vào máy. Bé có thể sẽ “bí mật” học lỏm hành động của bố và bắt chước. Khi không có người lớn ở đó, bé sẽ tò mò làm theo. Dao cạo râu chạy điện có thể không gây tổn thương cho da người lớn nhưng đối với làn da mỏng manh của bé thì một thao tác nhỏ cũng có thể gây hại.
- Để dao cạo râu, lưỡi dao cạo của bố ở vị trí an toàn hoặc ngoài tầm với của bé.
- Trong khi cạo râu, bố có thể khéo khuyến cáo bé, chỉ cho bé những nguy hiểm, chẳng hạn như lưỡi dao sắc có thể làm bé chảy máu, sẽ rất đau...
Không nên để bé nhỏ tuổi một mình trong nhà tắm:
• Dù có bất cứ việc gì cũng tuyệt đối không để bé ngồi một mình trong nhà tắm vì bé rất dễ gặp phải những tai nạn thương tích đáng tiếc như ngã úp mặt xuống chậu nước.
• Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi tắm cho bé để không phải chạy ra chạy vào lấy đồ.• Tốt nhất, nên chuẩn bị cho bé chậu tắm hoặc bồn tắm riêng phù hợp, không nên cho bé sử dụng bồn tắm của người lớn.
Với các bé lớn hơn, mỗi lần cho các bé vào phòng tắm, mẹ có thể dạy cho bé chủ động phòng chống tai nạn thương tích trong nhà tắm bằng việc giải thích cho bé công dụng của những thứ thông thường, chẳng hạn như xà phòng được dùng để rửa tay, các chất tẩy rửa được dùng để giặt quần áo, vệ sinh bồn cầu…Quá trình trò chuyện dần dần sẽ giúp bé tạo thành thói quen và nhận biết được vật dụng nào dùng để làm gì và biết cách sử dụng đúng để không bị tai nạn thương tích.