Mỗi ngày, ngủ bao nhiêu là đúng và đủ?

Mỗi ngày, ngủ bao nhiêu là đúng và đủ?
TPO - Trên thực tế, mỗi người có nhịp sinh học không ai giống ai, nhu cầu ngủ biến đổi khác nhau tùy thể trạng mỗi người, do đó khó có thể nói rằng chúng ta cần ngủ vào một giờ thích hợp nào đó. Chỉ có điều, ngủ sớm, ngủ đủ chắc chắn tốt cho sức khỏe hơn ngủ muộn và ngủ ít.

Tám giờ ngủ thường được mô tả như là một đêm "ngủ đủ giấc", nhưng số giờ ngủ thực tế có thể thay đổi theo từng người. Lượng thời gian hầu hết mọi người ngủ khoảng từ 7 đến 9 giờ. Tuy nhiên, khi bạn già đi, giờ ngủ trung bình của giấc ngủ giảm còn 7 đến 8 giờ, với một số người thậm chí ngủ ít giờ hơn.

Mỗi người có thể trạng và lối sống khác nhau, nên không phải ai cũng cần được ngủ cùng lượng thời gian nhất định. Thực tế theo một cuộc điều tra, người ta phát hiện trẻ em từ 1-3 tuổi cần 14-16 giờ ngủ một ngày, từ 14-20 tuổi cần ngủ 8-9 tiếng/ngày và 20 tuổi trở lên chỉ cần 7-8 tiếng.

Thực tế vẫn có rất nhiều người chỉ ngủ 5-6 tiếng mỗi ngày là đủ năng lượng cho hôm sau, trong khi có những người quen ngủ 8 tiếng/ngày chỉ cần ngủ ít hơn một chút là sẽ trở nên kiệt quệ gần như ngay lập tức.

Nhưng điều đó không có nghĩa bạn có quyền cắt giảm thời gian ngủ. Sự thật là dù những người ngủ ít không cảm thấy mệt mỏi, nhưng về lâu dài, họ sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, huyết áp, mạch máu và thậm chí, giảm tuổi thọ.

Trước khi bạn cắt giảm lịch trình giấc ngủ của bạn, bạn nên xem xét các ảnh hưởng sức khỏe khi giảm giờ của giấc ngủ. Một số nghiên cứu kết luận ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm có liên quan đến béo phì. Thói quen ăn uống qua loa và muộn vào ban đêm có thể là nguyên nhân béo phì, và các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện những thay đổi nội tiết tố như tăng chất predispose ở những người ngủ ít gây tăng cân.
Trong các nghiên cứu khác, những người đàn ông ngủ ít không sống lâu như những người đàn ông với thời gian ngủ đủ thời gian quy định.
Thông thường, phải mất 15-20 phút để đi vào giấc ngủ. Nếu bạn ngủ ngay, tức đang thiếu ngủ một cách báo động. Còn nếu tới 1 giờ sau vẫn chưa ngủ được, có thể bạn đã ngủ quá nhiều trước đó hoặc bạn đang bị bệnh mất giấc ngủ.

Nếu vô tình bị tỉnh giấc vào ban đêm, giấc ngủ không liên tục, có thể trong ngày bạn đã ngủ quá nhiều. Trong trường hợp thức dậy trước chuông báo thức, dù cố gắng ngủ lại nhưng không được, có nghĩa giấc ngủ đã đủ. Thay vì cố gắng ngủ tiếp, hãy đứng dậy đi lại hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp sức khỏe được cải thiện đáng kể.
Có một giấc ngủ ngon không phải là điều dễ dàng, nhất là trong xã hội hiện đại, song nó cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Trước giờ đi ngủ, bạn nên tránh những bữa ăn nặng, cà phê, rượu, và các hoạt động căng thẳng ngay trước khi đi ngủ. Giữ lịch trình giấc ngủ của bạn phù hợp, thậm chí vào những ngày cuối tuần. Dứt máy tính xách tay và điện thoại thông minh khỏi người ít nhất 30 phút trước khi ngả đầu vào gối.

Mỗi ngày, ngủ bao nhiêu là đúng và đủ? ảnh 1

Quan trọng là một buổi sáng thức dậy, thấy người khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn, yêu đời...

Ngoài ngủ đủ thời gian trung bình chung, ngủ sâu và ngon giấc không kém phần quan trọng. Thậm chí một số người còn đặt tiêu chí chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn cả thời gian ngủ. Tốt nhất đừng nên ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Bạn không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Quan trọng là một buổi sáng thức dậy, thấy người khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn, yêu đời là minh chứng tốt nhất cho bạn đã có một giấc ngủ qua đêm đạt theo mong muốn.

(Tổng hợp)

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.