Cần Thơ đề nghị xây dựng tượng đài hơn 201 tỷ đồng

Phối cảnh mặt bằng khu tượng đài. Ảnh: Sáu Nghệ
Phối cảnh mặt bằng khu tượng đài. Ảnh: Sáu Nghệ
TP - UBND thành phố Cần Thơ vừa đề nghị Chính phủ dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 201 tỷ đồng để xây dựng Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ. Tượng đài sẽ được xây ở khu đất rộng 3,5 ha, tại phường Ba Láng (Cái Răng, Cần Thơ) gần ngã ba đường lên cầu Cần Thơ về tỉnh Hậu Giang.

Ý tưởng xây tượng đài do Ban Liên lạc Khu Đoàn thanh niên Tây Nam bộ khởi xướng, gọi là “Tượng đài Thanh niên xung phong tuyến 1C”. Sau đó, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề xuất và Chính phủ chấp thuận chủ trương năm 2013. Sang năm 2014, từ ý kiến của Sở VHTT&DL thành phố Cần Thơ, đổi tên “Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ”.

Trước đây, Kiên Giang đã xây dựng tượng đài Thanh niên xung phong tuyến đường 1C ở tỉnh này. Tuy nhiên, Ban Liên lạc Khu Đoàn thanh niên Tây Nam Bộ hiện chủ yếu sống ở Cần Thơ và đánh giá Cần Thơ là trung tâm văn hóa-kinh tế của ĐBSCL, nên cần xây dựng tượng đài.

 Theo văn bản của UBND thành phố Cần Thơ, đây là “quần thể nghệ thuật-điêu khắc” có nhiều hạng mục. Trong đó, tượng đài Trung tâm bằng đá granit cao 25 m, rộng hơn 220 m2, “thể hiện một cách khái quát hoạt động của thanh niên xung phong khu Tây Nam bộ”.

Trong tổng kinh phí hơn 201 tỷ đồng, “chi phí nghệ thuật hơn 108 tỷ đồng”. Một số nghệ sỹ điêu khắc và họa sỹ cho rằng, các nhóm tượng đài vẫn phong cách “cổ động hóa”, thiếu một đặc trưng nghệ thuật, nhất là tượng về các nữ anh hùng.

Về việc xây dựng “Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ”, Sở VHTT&DL thành phố Cần Thơ thừa nhận “không tập trung đem lại hiệu quả kinh tế”. Nhưng Sở cũng mong sớm xây dựng vì “mang tính giáo dục về truyền thống văn hóa và nhân văn rất cao, đậm đà bản sắc Nam bộ và đem lại hiệu quả về mặt xã hội”.  

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.