Bên trong nhà máy sản xuất vỏ hầm metro Nhổn - ga Hà Nội. |
Để làm đường hầm dài hơn 4,5 km, một nhà máy rộng hàng nghìn mét vuông chuyên về sản xuất vỏ bê tông hầm cho dự án metro Nhổn - ga Hà Nội tại Hà Nam đã được lập ra. |
Khung cảnh bên trong nhà máy, các vỏ hầm đang được gấp rút cho "ra lò". |
Các vỏ hầm metro Nhổn - ga Hà Nội có đường kính rộng 6,3 mét, ngang 1,5 mét, dày 30 cm, chiều dài vỏ hầm 1,5 mét, nặng 4 tấn. Trước khi đúc, các công nhân nhà máy phải làm giằng sắt trên khuôn đã được sản xuất sẵn. |
Sau đó, hệ thống máy tời bên trên sẽ phun bê tông tươi vào khuôn, giằng sắt bên trong đã được tạo. |
Sau một thời gian bê tông được hấp khô bằng công nghệ nồi hơi, khuôn được tháo ra, vỏ hầm bắt đầu đông đặc. |
Tiếp đó, vỏ hầm được thực hiện các quy trình hoàn thiện, trong đó có sơn chống thấm... |
Nhà thầu và chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu từng khoanh vỏ hầm. |
Ông Nguyễn Văn An - Phó Tổng Giám đốc Nhà máy sản xuất bê tông Amacao (ảnh), cho biết, các vòng vỏ hầm có 6 miếng ghép lại. Việc này giúp cho việc vận chuyển đi xa, tháo lắp dễ dàng. |
Trong chiều tối 19/7, vỏ hầm sản xuất hoàn thiện đã được cẩu lên xe tải vận chuyển về công trường ga S9 - Cầu Giấy, Hà Nội. |
Đêm muộn 19/7, xe tải đã chở các vòng hầm về đến công trường dự án ga S9 - Cầu Giấy, chuẩn bị đưa vào xuống ga ngầm, chuẩn bị cho rô bốt đào hầm TBM hoạt động. |
Ở đoạn đi ngầm, hiện dự án đã chuẩn bị hai máy đào hầm TBM để đào 2 đường ống ngầm chạy song song từ ga S9 (Cầu Giấy) về ga Hà Nội của dự án. “Sau một thời gian vận hành thử nghiệm, dự kiến cuối tháng 7 hai máy đào hầm TBM sẽ chính thức đào hai đường hầm để tàu chạy ở độ sâu dưới lòng đất 17,8 mét", lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội - MRB thông tin.