Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây

TPO - UBND thành phố Hà Nội dự kiến cho phép hồ Tây mở lại các tuyến du lịch thủy, hoạt động vận chuyển hành khách, dịch vụ bơi thuyền... Cùng với đó, việc thanh thải 4 tàu “ma” dự kiến được thực hiện ngay sau khi có ý kiến rà soát của các sở ngành liên quan.

Từ ngày 22/3, UBND thành phố Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến dự thảo quy định quản lý hồ Tây. Trong đó, thay vì 8 đơn vị cùng quản lý khai thác hồ Tây như thời gian qua, dự thảo quy định quận Tây Hồ là đầu mối quản lý, phối hợp các sở, ngành thực hiện nhiệm vụ.

Theo dự thảo, khu vực hồ Tây sẽ có 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy. Tàu thuyền hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ ở đây do quận Tây Hồ quản lý. Ngoài ra, còn có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động là kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy (kết hợp các công ty lữ hành du lịch quốc tế và nội địa trong khu vực); dịch vụ bơi thuyền (gồm chèo thuyền kayak, thuyền peritxoa, chèo thuyền rồng, thuyền truyền thống); hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn.

Trước khi khu vực Tây Hồ có bến thuyền và tuyến du lịch thủy mới, ghi nhận của PV, tại khu vực đoạn phố Nhật Chiêu (quận Tây Hồ), hiện vẫn còn 4 phương tiện gồm 3 tàu và 1 sàn nổi của 2 doanh nghiệp chưa chấp hành di dời, án ngữ mặt hồ sau 6 năm dừng hoạt động.

Đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết việc thanh thải 4 phương tiện này ra khỏi hồ Tây là bắt buộc bởi những tàu này không đủ điều kiện để kinh doanh như Thông báo số 372 của UBND thành phố Hà Nội đã kết luận các doanh nghiệp có sai phạm: các phương tiện không được kiểm định theo quy định, không đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm hồ Tây, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 1

Năm 2015, thành phố Hà Nội chỉ đạo quận Tây Hồ rà soát và yêu cầu các đơn vị có phương tiện thủy nội địa cũ nát không sử dụng di chuyển khỏi khu vực Hồ Tây.

Đến năm 2017, thành phố Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng khai thác thủy sản ở Hồ Tây.

Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 2
Ghi nhận của PV, sau 6 năm dừng hoạt động kinh doanh, hiện vẫn còn 4 phương tiện gồm 3 tàu và 1 sàn nổi của 2 doanh nghiệp chưa chấp hành di dời, án ngữ mặt hồ, ảnh hưởng đến mỹ quan của hồ Tây.
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 3
Việc thanh thải 4 phương tiện này ra khỏi hồ Tây là bắt buộc bởi những tàu này không đủ điều kiện để kinh doanh như Thông báo số 372 của UBND thành phố Hà Nội đã kết luận các doanh nghiệp có sai phạm: các phương tiện không được kiểm định theo quy định, không đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm hồ Tây, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 4
Theo thông báo của UBND quận Tây Hồ, những du thuyền bị bỏ hoang nhiều năm này của Công ty cổ phần Sông Potomac (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) và Công ty cổ phần Nhà nổi hồ Tây (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm).
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 5
"Tàu đã để đây nhiều năm mà không được xử lý, tháo dỡ gây mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là hình ảnh không đẹp trong mắt khách du lịch nước ngoài", chị Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 6
Phế thải được chất đống trên tàu.
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 7
Công trình xuống cấp, hoen gỉ, ảnh hưởng đến chất lượng nước ở hồ Tây.
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 8
Trước đó, sau lệnh dừng hoạt động, toàn bộ 48 tàu thuyền, phương tiện nổi của 8 doanh nghiệp được di dời về neo đậu tại khu vực Đầm Bảy để di dời ra khỏi hồ Tây.
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 9
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 10
Các hạng mục dần xuống cấp, mục nát.
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 11

UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến để hoàn thiện quy định quản lý Hồ Tây. Theo đó, thành phố Hà Nội dự kiến có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động ở Hồ Tây trong thời gian tới.

Cụ thể, hoạt động kinh doanh ở Hồ Tây dự kiến gồm có tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy; dịch vụ bơi thuyền; hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn.

Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 12
Thành phố Hà Nội cũng muốn phát triển ở Hồ Tây dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; kinh doanh sân tập golf nước trên hồ.
Theo UBND thành phố Hà Nội, quận Tây Hồ sẽ là đầu mối quản lý Hồ Tây. Do đó, việc sử dụng không gian mặt hồ phục vụ các hoạt động văn hóa thể thao, du lịch và vui chơi giải trí phải được UBND quận Tây Hồ cấp phép.
Cận cảnh 4 'tàu ma' cuối cùng còn sót lại ở Hồ Tây ảnh 13
Trong Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) được UBND thành phố phê duyệt, khu vực Hồ Tây sẽ có 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy. Quận Tây Hồ là đơn vị tổ chức đầu tư và quản lý sau đầu tư đối với các hạng mục này. Tàu thuyền hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ ở đây cũng do quận Tây Hồ quản lý.