Cán cân quân sự và cuộc cách mạng vũ khí tấn công siêu thanh

Cán cân quân sự và cuộc cách mạng vũ khí tấn công siêu thanh
Khả năng đạt tới vận tốc bay tới Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh); xuyên thủng lá chắn tên lửa của đối phương; tấn công bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất…, đó là những đặc điểm làm nên sức mạnh của vũ khí tấn công siêu thanh mới mà nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đang theo đuổi.

Trên thế giới hiện có nhiều hướng phát triển vũ khí siêu thanh mới, nhưng căn cứ vào các công nghệ đã được thực nghiệm thì hướng phát triển các thiết bị lượn siêu thanh và tên lửa hành trình siêu thanh mới là xu hướng phát triển chính của dòng vũ khí tương lai này. Đi đầu trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu thanh mới chính là Nga, Mỹ và Trung Quốc.

Thiết bị lượn siêu thanh tương lai

Điểm đáng chú ý của thiết bị lượn siêu thanh là bản thân vật thể không thể tự đạt tốc độ siêu thanh mà nó nhờ các tên lửa đẩy vệ tinh đưa lên độ cao lớn rồi sử dụng thế năng để tăng tốc độ lượn tới siêu thanh và đánh trúng mục tiêu. Khi cơ động ở tốc độ siêu thanh, việc ngăn chặn các phương tiện cơ động trên gần như không thể.

Mỹ hiện có hai chương trình phát triển phương tiện lượn siêu thanh đáng chú ý là FALCON của Cơ quan phụ trách các dự án tương lai (DAPRA) và AHW thuộc Lục quân Mỹ.

Cán cân quân sự và cuộc cách mạng vũ khí tấn công siêu thanh ảnh 1

Thiết bị lượn siêu thanh FALCON HTV-2.

Theo chương trình FALCON, DAPRA tham vọng phát triển các nguyên mẫu thiết bị lượn siêu thanh mới nặng khoảng 500kg có khả năng đạt tốc độ bay siêu thanh ở tầng cao của khí quyển Trái Đất và tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách hàng nghìn km. Tuy nhiên, các vụ thử nghiệm nguyên mẫu FALCON HTV-2 dù đã đạt được tốc bay tới Mach 6, nhưng vẫn bị coi là thất bại vì không thể kiểm soát được vật thể khi bay ở tốc độ siêu thanh.

Chương trình AHW thuộc Lục quân Mỹ có thiết kế đơn giản hơn với mục tiêu tạo ra quả bom có khả năng cơ động siêu thanh. Trong vụ thử năm 2011, nguyên mẫu AHW đã đạt được thành công khi vượt qua khoảng cách 3.700km với vận tốc Mach 8 ở độ cao 100km. Tuy nhiên, tới vụ thử năm 2014, nguyên mẫu AHW đã bốc cháy chỉ 4 giây sau khi rời tên lửa đẩy.

Không chỉ có Mỹ, Nga cũng có chương trình phát triển thiết bị lượn siêu thanh mới. Chương trình vũ khí mới của Nga đã được thực hiện từ lâu, nhưng do sự tan vỡ của Liên Xô và thiếu nguồn tài chính nên chương trình đã bị trì hoãn nhiều lần. Trong những năm 1980, nguyên mẫu thiết bị lượn siêu thanh Albatross do Tổ hợp thiết kế Reutov giới thiệu có thể coi nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị lượn siêu thanh của Liên Xô và Nga. Thiết bị lượn siêu thanh này được thiết kế với mục đích dùng tốc độ cao để xuyên thủng lá chắn tên lửa của đối phương. Nhưng công nghệ thu được từ thiết bị lượn Albatross, sau này được áp dụng trên đầu đạn có khả năng tự cơ động quỹ đạo mang tên Subject 4202.

Theo nhiều nguồn tin, các vụ thử Subject 4202 đã được thực hiện từ năm 2011 trên tên lửa đạn đạo  UR-100N UTTX và tới giai đoạn 2015-2016, công nghệ của dòng vũ khí siêu thanh này được xác định là thành công. Hiện tại, các thiết bị Subject 4202 chính là đầu đạn tấn công của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ mới của Nga RS-28 Sarmat.

Trung Quốc cũng không chậm chân trong cuộc chạy đua phát triển thiết bị lượn siêu thanh mới. Trong giai đoạn 2014-2016, tình báo Mỹ đã thu thập được nhiều thông tin về việc Bắc Kinh đang phát triển công nghệ thiết bị lượn siêu thanh với tên mã WU-14 hay DF-ZF. Công nghệ thiết bị lượn siêu thanh mới của Trung Quốc không chỉ nhằm mục đích phát triển đầu đạn mới cho ICBM, mà còn cả các dòng tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm đối phó với các đối thủ tiềm năng.

Tên lửa hành trình siêu thanh mới

Về bản chất, tên lửa hành trình siêu thanh mới là hướng phát triển đẩy nhanh tốc độ bay tên lửa gấp nhiều lần tốc độ âm thanh giúp vượt qua lá chắn phòng thủ tên lửa đối phương và tấn công mục tiêu một cách nhanh chóng nhất có thể. Chính công nghệ này được coi là nền tảng của học thuyết Tấn công nhanh toàn cầu – PGS của Lầu Năm góc.

Điển hình nhất là xu hướng này là công nghệ tên lửa X-51 Waverider của Mỹ. Với tầm bắn ước tính khoảng 740km, tốc độ vượt qua Mach 5, X-51 có thừa đủ khả năng vượt qua mọi lá chắn tên lửa của đối phương. Giới chuyên gia quân sự tính toán, các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại chỉ đảm bảo khả năng đánh chặn các mục tiêu bay dưới ngưỡng vận tốc Mach 2.5.

Cán cân quân sự và cuộc cách mạng vũ khí tấn công siêu thanh ảnh 2

Nguyên mẫu tên lửa siêu thanh X-51 Waverider.

Tuy nhiên, vì các vấn đề công nghệ, tên lửa X-51 Waverider vẫn chưa được hoàn thiện và giới chức quân sự Mỹ đang muốn sử dụng các công nghệ thực nghiệm của X-51 trong chương trình phát triển tên lửa siêu thanh mới HSSW tham vọng hơn. Dự kiến, HSSW có khả năng bay với vận tốc tới Mach 6, tầm bắn tối đa tới 1.100km và sẽ là trang bị chủ lực của máy bay ném bom B-2, máy bay tiêm kích F-35 từ sau những năm 2020.

Với truyền thống phát triển các dòng tên lửa siêu thanh từ thời Liên Xô, Nga cũng có các chương trình phát triển tên lửa siêu thanh mới nhiều triển vọng. Trong số những chương trình tên lửa siêu thanh mới đáng chú ý nhất là Zircon-S. Trong các vụ thử, nguyên mẫu Zircon-S đã đạt tốc độ bay tới Mach 8 và trở thành dòng tên lửa diệt hạm nhanh nhất thế giới. Nga dự kiến trang bị tên lửa Zircon-S vào năm 2019. Ngoài Zircon-S, Nga còn theo đuổi nhiều chương trình tên lửa siêu thanh mới khác, nhưng thông tin về chúng chưa được tiết lộ.

Dù không công khai, nhưng nhiều nguồn tin quân sự cho rằng, Trung Quốc cũng đang theo sát Nga và Mỹ phát triển tên lửa siêu thanh mới. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về vấn đề này hiện tại vẫn được giữ bí mật.

Quá trình phát triển phương tiện chiến đấu siêu thanh mới có dễ dàng?

Đánh giá về quá trình phát triển vũ khí siêu thanh mới trên thế giới, nhiều chuyên gia quân sự chung nhận định, đây là quá trình phát triển đã kéo dài nhiều thập kỷ và tới thời điểm hiện tại, nhiều vấn đề công nghệ liên quan sẽ vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện.

Ở lĩnh vực này, Nga và Mỹ có thể coi là 2 quốc gia đi đầu với các chương trình thực nghiệm công nghệ tiến hành nhiều thập kỷ trước và liên tục được nâng cấp.

Một vấn đề chính trong chế tạo vũ khí siêu thanh mới là công nghệ vật liệu. Những khó khăn về việc tạo ra vật liệu siêu chịu nhiệt, nhẹ và các yêu cầu đặc biệt về khả năng chịu ăn mòn khi thiết bị bay ở vận tốc siêu thanh vẫn là bài toán kỹ thuật nan giải hiện nay.

Mặt khác, khi vật thể di chuyển ở vận tốc siêu thanh, nó sẽ được bao bọc trong “kén” plamas làm việc điều khiển và dẫn đường cho vật thể thông qua kênh vô tuyến là bất khả thi. Cùng với đó, còn nhiều khó khăn kỹ thuật khác cần vượt qua để vũ khí tấn công siêu thanh mới được hoàn thiện.

Như vậy, vũ khí siêu thanh mới rõ ràng là hướng đi của tương lai, những thành quả thế giới đạt được ở thời điểm hiện tại mới chỉ là khởi đầu và sẽ còn cần nhiều thập kỷ nữa để hoàn thiện.

Theo Theo Quân đội nhân dân
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...