Cán bộ khai gian bằng cấp, lý lịch, quốc tịch: Truy trách nhiệm người 'gác cổng'

ĐBQH Phạm Phú Quốc thừa nhận có thêm quốc tịch Síp
ĐBQH Phạm Phú Quốc thừa nhận có thêm quốc tịch Síp
TPO - “Đã có những trường hợp hồ sơ lúc đầu rất “đẹp”, đến khi có chuyện xảy ra, lúc đi thẩm tra lại mới “giật mình”, đặc biệt về vấn đề bằng cấp”, đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng chia sẻ với phóng viên Tiền Phong.

Thẩm định kỹ hồ sơ, lý lịch ngay từ đầu

Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (TP. HCM) có quốc tịch Síp đã được các đại biểu và dư luận quan tâm, mổ xẻ trong nhiều ngày qua. Ban Công tác đại biểu thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã và đang làm theo những quy trình cần thiết trước khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Tuy nhiên, việc đại biểu Quốc hội có hai quốc tịch không phải lần đầu xảy ra, kết cục thế nào chúng ta đều đã rõ.

Ngay đầu nhiệm kỳ, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) đã bị bãi nhiệm tư cách đại biểu khi có hai quốc tịch rồi. Chắc hẳn ông Phạm Phú Quốc biết điều này. Thế nhưng ông ấy vẫn đi theo “vết xe đổ” ấy. Không chỉ có hai quốc tịch, ông ấy còn không khai báo trung thực. Quyết định cuối cùng vẫn phải chờ đợi, song kết cục thế nào, hẳn ai cũng có thể đoán được.

Vấn đề đặt ra sau những vụ việc ấy là những bài học gì cần rút ra trong việc quản lý nhân sự. Công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung, trong đó có một số vị trí nhạy cảm như đại biểu Quốc hội, theo tôi trong thời gian tới cần được chú ý hơn. Đặc biệt phải có sự thẩm tra, thẩm định cho kỹ về hồ sơ lý lịch ngay từ đầu và trong cả quá trình hoạt động của mỗi cán bộ cũng như đại biểu Quốc hội.

Đồng thời cũng phải tuyên truyền để cho các tổ chức, cá nhân hiểu rằng, trách nhiệm của người cán bộ trước tiên phải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn thế nào. Và trung thực khai báo là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải tuân thủ. Đây chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của anh. Không chỉ lần đầu, mà hàng năm anh còn phải có nghĩa vụ khai báo trung thực khi có những biến động xảy ra.

Yêu cầu là vậy, song điều quan trọng phải làm kỹ hơn, bài bản hơn về công tác thẩm tra lý lịch, hồ sơ trong mọi trường hợp. Đã có những trường hợp hồ sơ lúc đầu thì rất “đẹp”, nhưng đến khi có chuyện xảy ra, lúc đi thẩm tra lại mới “giật mình”, đặc biệt về vấn đề bằng cấp. Chẳng hạn như câu chuyện bằng cấp của cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh trước đây.

Chỉ đến khi có sự mất dân chủ trong công tác cán bộ, lúc đó mới rà soát lại hồ sơ. Nếu như ngay từ đầu hồ sơ được thẩm định chặt chẽ, bài bản thì chắc chắn sẽ không để “lọt lưới” như vậy.

Người “gác cổng” cũng liên đới

Trở lại với trường hợp ông Phạm Phú Quốc, câu hỏi đặt ra với cơ quan “gác cổng” là: từ năm 2018 đến nay, ông ấy có kê khai gì không? Tài sản biến động hàng năm thế nào? Có biến động về lý lịch vì sao không báo cáo? Tổ chức có nhắc nhở ông ấy kê khai đầy đủ không? Kê khai rồi có kiểm tra, giám sát không?

Nếu có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có thể sẽ còn nhiều trường hợp như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, ông Phạm Phú Quốc hay Nguyễn Xuân Anh vừa qua. Kê khai bằng cấp rất “ngon”. Nhưng đại học gì, phân hiệu nào, thời gian nào, có đúng không? lại là cả một vấn đề. Quy định thì có cả đấy, vấn đề có thực hiện nghiêm túc, bài bản không thôi.

Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề. Chính vì vậy, để mọi chuyện không đi quá xa, để ngăn chặn những tiêu cực khuất tất ngay từ ban đâu, cần đẩy mạnh hơn việc thẩm tra, thẩm định hồ của mỗi cán bộ. Ai sai phải chịu trách nhiệm. Cá nhân nào khai báo không trung thực chịu trách nhiệm trước tiên.

Kế đến người “gác cổng” cũng phải liên đới trách nhiệm. Ai không thẩm định, thẩm tra bài bản phải chịu trách nhiệm. Kể cả sau này khi phát hiện ra cán bộ khai man bằng cấp, hay tài sản sản bất minh, phải “truy” cho cùng trách nhiệm của người “gác cổng”.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.