Cải cách tiền lương từ 1/7 gây áp lực lạm phát, giá cả ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nêu chất vấn, đại biểu Quốc hội cho rằng, áp lực điều hành lạm phát vẫn còn rất lớn, nhất là sắp tới sẽ triển khai cải cách tiền lương từ 1/7/2024. 

Sáng 6/6, nêu chất vấn Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực kiểm soát chặt chẽ lạm phát.

Tuy nhiên, theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa, áp lực điều hành lạm phát vẫn còn rất lớn, nhất là sắp tới sẽ triển khai cải cách tiền lương từ 1/7/2024. Đại biểu đề nghị cho biết công tác điều hành giá trong thời gian tới để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát?

Trả lời, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, câu hỏi đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặt ra “hết sức chính xác”. Bởi vì trong bối cảnh hiện nay, lạm phát liên quan rất nhiều đến các mặt hàng thiết yếu.

Cải cách tiền lương từ 1/7 gây áp lực lạm phát, giá cả ra sao? ảnh 1

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa. Ảnh Như Ý

“Như tôi đã báo cáo hôm nay, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, nhập khẩu khá nhiều vật tư, nguyên liệu. Điều này phụ thuộc vào thị trường thế giới, trong khi chúng ta đang thực hiện nhiều gói kích cầu, rồi chuẩn bị tăng lương… “, ông Hà nói.

Theo Phó Thủ tướng, đó là nguyên nhân dẫn đến biến động, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là ảnh hưởng đến kiểm soát chỉ số lạm phát.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, thông suốt trong đảm bảo về sản xuất, cung ứng lưu thông, phân phối và đảm bảo các mặt hàng, nhất là các mặt hàng Chính phủ quản lý, kiểm soát về giá được điều chỉnh với lộ trình phù hợp.

Cải cách tiền lương từ 1/7 gây áp lực lạm phát, giá cả ra sao? ảnh 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: Như Ý

Bên cạnh đó, theo ông Trần Hồng Hà, vấn đề này còn liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ. “Ví dụ như vừa qua, xử lý biến động giá vàng, với các giải pháp cụ thể nhằm mục đích ổn định giá trị của đồng tiền”, ông Hà nói.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đưa các chính sách để kích cầu tiêu dùng, như du lịch, mua sắm. Chính sách tăng đầu tư công cho cơ sở hạ tầng thiết yếu, đảm bảo cho sản xuất và kinh tế phát triển.

“Đây là những vấn đề Chính phủ đã làm, với những biện pháp điều hành nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế với phòng chống lạm phát, kết hợp một cách hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và tài khoá, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được các giá cả”, ông Hà khẳng định.

Đặc biệt, theo Phó Thủ tướng, Việt Nam có lợi thế là quốc gia có gói giá cả thiết yếu về lương thực, thực phẩm thiết yếu, cũng góp phần kiểm soát tăng giá ở những loại mặt hàng này.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.