Cách phòng tránh sinh non

Sinh non là khi trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị
Sinh non là khi trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị
Mặc dù có nhiều loại thuốc ngăn chặn chuyển dạ sinh non, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng thành công, do đó phòng bệnh vẫn tốt hơn điều trị.

Sinh non là khi trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Sanh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, trên 50% trường hợp chuyển dạ sinh non không tìm được nguyên nhân nhưng vẫn có một số yếu tố có thể gây ra như sau:

1. Do thai

- Vỡ ối non: Chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non, 80% các trường hợp vỡ ối non không xác định được nguyên nhân.

- Đa thai: Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, song thai là 261,5 ngày và 3 thai là 246,5 ngày.

- Đa ối: Chiếm 0,4-1,6% các thai. Khoảng 1/3 trường hợp đa ối có thể gây chuyển dạ sinh non.

- Thai dị dạng: Cũng thường gây chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ), hoặc thiểu ối (không có thận).

- Viêm màng ối do nhiễm trùng.

2. Do bệnh lý của mẹ

- Cao huyết áp do thai đôi khi cần chấm dứt thai kỳ sớm do tình trạng bất ổn của mẹ và thai nhi.

- Viêm đài bể thận, nhất là khi kết hợp với sốt.

- Viêm ruột thừa thường đi kèm với chuyển dạ sinh non. Có 2 giả thuyết giải thích tình trạng này, một là tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm, hai là sự phóng thích nội độc tố của vi trùng cùng với sự tăng nhiệt độ.

- Tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển.

- Hở eo tử cung.

- Tiền căn sinh non, nguy cơ tái phát sinh non chiếm 25-50%. Nguy cơ càng cao nếu càng có nhiều lần sinh non trước đó.

- Tiền căn sẩy, nạo thai ảnh hưởng lên sinh non nhưng chưa được chứng minh.

- Tỷ lệ sinh non cao ở những sản phụ có tình trạng kinh tế xã hội thấp. Những yếu tố quan trọng nhất trong nhóm này gồm dinh dưỡng kém, không được chăm sóc tiền sản đầy đủ, mẹ quá trẻ dưới 20 tuổi hoặc lớn hơn trên 40 tuổi và lao động nặng nhọc quá sức.

- Mẹ hút thuốc, uống rượu.

- Mẹ bị stress trầm trọng.

3. Do nhau

- Nhau tiền đạo, nhau bong non.

- Thiểu năng nhau làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ.

Dấu hiệu sinh non

- Có 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò trong 60 phút.

- Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc xóa ít nhất 80%.

- Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định trong nhiều lần khám liên tiếp.

- Vỡ ối.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu và triệu chứng giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non như ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt lưng, trì nặng bụng, chuột rút, đau quặn ruột có thể kèm tiêu chảy...

Một số biện pháp dự phòng sinh non

Mặc dù có nhiều loại thuốc ngăn chặn chuyển dạ sinh non đã được đưa vào sử dụng, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng thành công, do đó phòng bệnh vẫn tốt hơn là điều trị.

Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như ngưng hút thuốc, điều trị viêm nhiễm như viêm nha chu, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo…

Xác định nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao là bước đầu trong việc ngừa chuyển dạ sinh non, cần chú ý tiền căn sinh non và các trường hợp cổ tử cung mở sớm.

Các biện pháp phòng tránh tổng quát

- Chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của chuyển dạ sinh non.

- Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần tránh sự tập luyện quá sức trong lúc mang thai và ở những thai phụ có nguy cơ cao.

- Thuốc lá là nguyên nhân của sinh non và chậm tăng trưởng trong tử cung nên thai phụ phải được khuyến khích bỏ thuốc lá.

- Không uống rượu.

- Tinh dịch chứa nhiều prostaglandins và sự hiện diện của nó trong âm đạo có thể gây cơn co tử cung. Những cơn co tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm. Vì vậy không cần kiêng giao hợp trong thai kỳ bình thường nhưng cần phải tránh giao hợp trong thai kỳ có nguy cơ sinh non.

- Thai phụ nên đến khám khi có những triệu chứng báo hiệu chuyển dạ sinh non như đau lưng, thoát dịch âm đạo bất thường hoặc tiêu chảy. Chẩn đoán sớm là cơ hội tốt để điều trị thành công.

- Viêm âm đạo và cổ tử cung - nhiễm trùng tại chỗ có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối non, vì thế thai phụ cần xét nghiệm khí hư và điều trị thích hợp.

- Nhiễm trùng đường tiểu như viêm bể thận thường kết hợp với gia tăng tần số sinh non.

- Sốt cao cấp tính do bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể gây sinh non nên phải được điều trị nhanh chóng và tích cực.

Những biến chứng nội khoa như các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường nếu được theo dõi và xử trí thích hợp sẽ tránh được nhiều trường hợp phải chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm.

Những biện pháp phòng tránh đặc biệt:

- Hiện nay chưa có bằng chứng nào chắc chắn cho thai phụ nằm nghỉ có thể ngăn ngừa khởi phát chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nằm nghỉ có tác dụng tốt trong đa thai và là một biện pháp vô hại. Do đó thai phụ có nguy cơ sinh non cần được khuyến khích nghỉ ngơi hợp lý.

- Thuốc giảm co beta - adrenergic được sử dụng ngày càng nhiều để ngăn chặn sinh non ở những thai phụ có nguy cơ cao. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng tốt trong đa thai.

- Chế độ chăm sóc tiền sản đặc biệt cho những thai phụ có nguy cơ sinh non. Thai phụ sẽ được theo dõi và thăm khám hàng tuần.

- Dự phòng sinh non bằng cách khâu eo tử cung trong trường hợp hở eo tử cung, progesterone đặt âm đạo.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG