Có một mẹo nhỏ từ xưa vẫn hay được các bà các mẹ Tây áp dụng, đó là khi trẻ ốm thì cần yêu cầu trẻ mở miệng đế khám.
1. Triệu chứng: lưỡi đỏ, lưỡi khô
Bệnh có khả năng: Sốt
Trẻ em khi bị sốt lưỡi sẽ có màu đỏ, khô và rụt ngắn hơn bình thường.Lý giải điều này là do khi nhiệt độ cơ thể cao lên, lưỡi cũng sẽ có màu đỏ thẫm. Nếu đi kèm với phân khô, miệng có mùi hôi thì chính xác là biểu hiện của những trẻ đã bị sốt cao vài ngày. Nguyên nhân sốt thường do nhiễm trùng đường hô hấp, sốt virus hay bệnh truyền nhiễm.
Cách xử lý:
1. Cần làm mát cơ thể bé ngay lập tức bằng các mẹo nhỏ như lau người, cởi bỏ quần áo dày, uống thuốc hạ sốt
2. Chú ý cho con uống thật nhiều nước, ăn thức ăn ít chất béo và bổ sung hoa quả
Nhiều bà mẹ không có thói quen quan sát kỹ lưỡi của trẻ mà không biết rằng khi trẻ bị bệnh, lưỡi cũng sẽ thay đổi. (ảnh minh hoạ)
2. Triệu chứng: lưỡi có một rêu trắng dày
Bệnh có khả năng: Cặn sữa, thức ăn ứ đọng lâu ngày
Khi em bé được cho bú quá nhiều sữa hay ăn quá nhiều thức ăn có dầu mỡ, chức năng tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm, trẻ có xu hướng hay bị đầy hơi, đau dạ dày,tiêu chảy, chán ăn,…Thậm chí nôn mửa nghiêm trọng sẽ xảy ra. Tuy nhiên mẹ có thể để ý trước khi những rắc rối về sức khoẻ kia trở nên nặng hơn bằng cách quan sát lưỡi trẻ. Trước khi vấn đề về tiêu hóa thực phẩm, miêng trẻ hay có mùi chua. Quan sát lưỡi của bé thời gian này, mẹ có thể nhìn thấy lưỡi có một lớp rêu bẩn màu trắng-vàng, dính dày và khó cạo.
Cách xử lý
1. Mẹ cần chú ý đánh lưỡi hàng ngày cho con.
2.Cho bé uống vài thìa nước sau khi ăn. Nếu bé bú mẹ thì không cần thiết.
3.Bổ sung vào danh sách thực phẩm của con sữa chua, chuối…là những thực phẩm kích thích tiêu hoá
3. Triệu chứng: lưỡi đốm không đều như bản đồ
Bệnh có thể: Rối loạn tiêu hoá, viêm lưỡi bản đồ
“Lưỡi bản đồ” chỉ hiện tượng lưỡi có biểu hiện phân phối rải rác như hình bản đồ do hiện tượng teo gai lưỡi, bao quanh bởi một vành trắng dày sừng. Trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền mầu trắng, phía trong đỏ đậm hơn mầu lưỡi bình thường, dần dần loang rộng ra và vết khác xuất hiện.
Thường trẻ khi ăn cháo có thể khó chịu hoặc đau nhẹ nhưng ban đầu bệnh không rõ ràng. Đến khi bệnh phát triển nặng, bé có thể sẽ bị chán ăn, khó ngủ,với trẻ sơ sinh thường hay khóc quấy, người nóng bừng, đổ mồ hôi, da xỉn nhạt, lòng bàn tay lạnh.
Cách xử lý:
1. không nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng hay có nhiều gia vị, tránh tiếp xúc với những thức uống có cồn
2. Ăn các loại trái cây tươi và rau xanh hoặc màu đỏ sẫm.
3. Trong lúc bệnh đang tiến triển, nếu có đau nhiều hoặc loét và có mụn mủ thì có thể uống một đợt thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm. Dùng một đợt trị liệu tăng cường các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) và vitamin C. Tốt nhất, chị nên đưa cháu đến các bác sĩ da liễu để được tái khám và điều trị thích hợp nhất.