1. Mụn đầu đen và mụn đầu trắng
Nguyên nhân:
Tuyến bã nhờn dưới da tiết dầu hoặc bã nhờn.
Bã nhờn giúp da không thấm nước và trơn bóng nhưng có thể tích tụ vi khuẩn và tế bào chết gây tắc lỗ chân lông, hình thành mụn dưới da.
Nếu lỗ chân lông mở sau khi chứa bụi bẩn và bã nhờn, nó sẽ có màu đen.
Nếu lỗ chân lông đóng sau khi bị lấp đầy bởi các tạp chất, nó sẽ có màu trắng.
Cách điều trị:
Đừng bao giờ nặn mụn vì như vậy chỉ khiến nó nhiều bụi bẩn và vi khuẩn hơn.
Bạn cũng tránh dùng các chất tẩy tế bào chết vì có thể kích ứng da. Thử dùng bột yến mạch để tẩy tế bào chết một cách dịu nhẹ nếu bạn có làn da nhạy cảm.
Hãy chắc chắn bạn đã vệ sinh vỏ gối sạch sẽ vì vỏ gối chứa nhiều tế bào chết và dầu thừa từ mặt. Nên giặt vỏ gối ít nhất 1 lần/tuần.
2. Nốt sần và mụn mủ
Nguyên nhân:
Đôi khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây kích ứng thành lỗ chân lông, tạo ra nốt sần và mụn mủ.
Nốt sần khiến da sần sùi, khi chạm vào có cảm giác như giấy nhám. Chúng thường xuất hiện thành cụm.
Mụn mủ có màu hơi vàng, chứa dịch. Mủ được hình thành do phá vỡ các tế bào viêm nhiễm mà cơ thể sản sinh để chống nhiễm trùng.
Cách điều trị:
Tốt nhất là sử dụng thuốc có thành phần benzoyl peroxide và axit salicylic, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong lỗ chân lông.
Những bài thuốc dân gian dưới đây cũng có tác dụng chữa trị.
Cải bắp và dầu ôliu: Nghiền nhỏ cải bắp rồi trộn với dầu ôliu. Thoa hỗn hợp lên da bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Cây lô hội: Ép lấy nước rồi thoa lên vùng bị mụn.
Cà chua: Thoa bột cà chua chín lên da mặt và để trong 1 giờ.
3. Mụn thịt và nang
Nguyên nhân:
Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, chúng sẽ sưng phồng lên, khiến da bị viêm nhiễm. Mụn thịt khá cứng và hơi đau, trong khi các nang lại mềm và chứa mủ.
Cách điều trị:
Tốt nhất nên đến bác sĩ để điều trị nếu bạn thường xuyên bị mụn thịt và nang để tránh bị sẹo.