Cách ăn tuần tự từng món để tốt cho sức khoẻ

Cách ăn tuần tự từng món để tốt cho sức khoẻ
Bắt đầu bữa ăn với rau xanh và protein, kết thúc với tinh bột - đường sẽ giúp bạn no lâu hơn so với thứ tự ăn ngược lại, đặc biệt là với người tiểu đường, thừa cân, béo phì.

Các chế độ ăn bỏ hẳn chất tinh bột - đường hay giảm lượng tinh bột… đều nhằm giúp chúng ta giảm cân hay có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết thứ tự thực phẩm chúng ta ăn vào mới là mấu chốt chứ không phải là hạn chế hay loại bỏ nhóm thực phẩm nào.

Bắt đầu bữa ăn với rau xanh và đạm rồi kết thúc là tinh bột – đường sẽ giúp chúng ta no lâu hơn cách ăn ngược lại. Đó là vì chất đạm chuyển hóa thành đường vào máu chậm hơn so với chất tinh bột đường, ngăn ngừa đường hấp thụ nhanh và sau đó gây đói.

Các bác sĩ cho biết những phát hiện này có ý nghĩa đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường, những người mà luôn phải kiểm soát chặt chẽ mức đường huyết trong máu.

“Những người thừa cân và béo phì bị tiểu đường tuýp 2 có thể cảm thấy tốt hơn sau bữa ăn nếu họ bắt đầu với rau xanh, đạm và cuối cùng là tinh bột – đường”, báo cáo chỉ rõ.

Trên tờ Diabetes Care, các nhà khoa học cho biết: “Ăn súp lơ xanh và gà xong rồi mới đến bánh mỳ và nước quả sẽ giúp đường chuyển vào máu chậm hơn 2 tiếng so với thứ tự ăn ngược lại”.

Cách ăn tuần tự từng món để tốt cho sức khoẻ ảnh 1

Người bị tiểu đường luôn được khuyên là phải tránh các thực phẩm có chỉ số GI cao – một chỉ số đo khả năng chuyển hóa thành glucose vào máu nhanh như thế nào

BS Louis Aronne, trưởng nhóm nghiên cứu, trường Y Weill Cornell (New York, Mỹ), cho biết: “Khi chúng tôi thấy kết quả này, chúng tôi thực sự hiểu rằng đây là điều có lợi cho sức khỏe con người. Nó cũng chỉ rằng các loại thực phẩm chúng ta rất thích sẽ không cần phải "phớt lờ" nếu chúng ta lén đưa chúng vào bữa ăn một cách hợp lý”.

Nghiên cứu trước đó cho thấy uống đạm whey trước bữa ăn cũng liên quan với việc hạ thấp đường máu sau khi ăn. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn còn biết rất ít về ảnh hưởng của thực phẩm và thứ tự những gì chúng ta tiêu hóa ảnh hưởng đến đường huyết ra sao trong suốt bữa ăn.

Để có kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã chọn 11 người mắc tiểu đường tuýp 2 bị thừa cân hoặc béo phì. Tất cả đều đang uống thuốc metformin để kiểm soát đường máu.

Những tình nguyện viên này đều không ăn gì suốt 12 tiếng trong cả đêm trước khi nạp bữa ăn 628 calo với đạm, tinh bột - đường và chất béo.

Một tuần sau, họ ăn tinh bột - đường (bánh mỳ ciabatta và nước cam) trước rồi mới ăn gà, 1 ít sa lát và bông cải xào bơ.

Sau 1 tuần duy trì các ăn trên họ sẽ ăn theo thứ tự mới: sa lát và súp lơ đầu tiên, rồi đến gà và cuối cùng là tinh bột – đường.

Các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu máu trước bữa ăn và sau bữa ăn 30, 60, 120 phút.

Khi các tình nguyện viên ăn rau và đạm đầu tiên, đường huyết của họ sẽ thấp hơn khoảng 29% trong 30 phút đầu sau ăn so với khi họ ăn tinh bột đầu tiên.Ở phút thứ 60 và 120 sau ăn, đường huyết cũng thấp hơn 37% và 17% so với khi họ ăn tinh bột - đường trước.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG