Phá vỡ thông lệ, Nhà vua Charles III bổ sung nhiều hoàng gia vào danh sách khách mời dự buổi lễ lần này.
Trong nhiều thế kỷ, Hoàng gia Anh có quy ước rằng không một thành viên hoàng gia nào khác được tham gia lễ đăng quang. Truyền thống này đã được duy trì 900 năm.
Truyền thống này dựa trên ý tưởng rằng sự kiện thiêng liêng như vậy là sự tương tác gần gũi giữa quốc vương và người dân của họ, với sự hiện diện của Chúa. Tuy nhiên, Nhà vua Charles III quyết định thay đổi, trong nỗ lực hiện đại hoá nghi lễ đăng quang. Vì vậy, người đứng đầu hoàng gia ở các nước châu Âu khác và các nước Ả-rập đã được mời.
Trong số những vị khách hoàng gia nước ngoài có Công nương Charlene của Monaco và Vương hậu Letizia của Tây Ban Nha.
Hoàng tử Albert của Monaco nói một cách trìu mến về Nhà vua Anh, mô tả ông là “một người có học thức, với khiếu hài hước tuyệt vời”. Tháp tùng vị hoàng tử là Công nương Charlene của Monaco.
Cuộc hôn nhân giữa vận động viên bơi lội của Nam Phi với Hoàng tử Albert vướng phải nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây. Hoàng tử Albert thừa nhận có hai con ngoài giá thú, còn Công nương Charlene dành nhiều thời gian ở ngoài Monaco. Tuy nhiên, hai người quyết định cùng đến London dự lễ đăng quang lần này.
Hoàng tử Albert của Monaco và Công nương Charlene. (Ảnh: Daily Mail) |
Hoàng hậu Rania sánh bước cùng Vua Abdullah của Jordan. |
Vua Carl XVI Gustaf và Công chúa kế vị Victoria của Thuỵ Điển cũng có mặt tại lễ đăng quang.
Ở tuổi 75, Vua Carl trở thành vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Hoàng gia Thuỵ Điển. Ông lên ngôi từ năm 1973.
Có mối liên quan về huyết thống giữa Hoàng gia Anh và Hoàng gia Thuỵ Điển. Vua Gustaf là chắt của Nữ hoàng Victoria và là anh em họ đời thứ ba của cố Nữ hoàng Elizabeth.
Vua Carl XVI Gustaf và Công chúa kế vị Victoria của Thuỵ Điển. (Ảnh: Daily Mail) |
Mối quan hệ gắn bó giữa Hoàng gia Anh và Hoàng gia Na Uy đã có từ lâu.
Nhà vua Charles được đặt tên theo Nhà vua Haakon VII quá cố, người được bạn bè và gia đình gọi thân mật là Carl, và gọi Nữ hoàng Elizabeth gọi là bác.
Hoàng tử kế vị Haakon là chắt của Vua Haakon VII, là người đại diện cho gia đình dự lễ đăng quang lần này, cùng với vợ là Công nương Mette-Marit.
Hoàng tử kế vị Haakon của Na Uy và Công nương Mette-Marit. (Ảnh: Daily Mail) |
Thái tử Frederik của Đan Mạch đến dự lễ đăng quang cùng Công nương Mary.
Nữ vương Đan Mạch Margrethe, nữ hoàng duy nhất còn sống của châu Âu sau khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời, không thể dự lễ đăng quang lần này do phải phẫu thuật ở lưng.
Thái tử Frederik của Đan Mạch và Công nương Mary. (Ảnh: Daily Mail) |
Anh em họ xa của Nữ hoàng là Nhà vua Philippe của Bỉ đến dự lễ đăng quang cùng Hoàng hậu Mathilde.
Nhà vua Philippe của Bỉ và Hoàng hậu Mathilde. (Ảnh: Daily Mail) |
Nữ hoàng Anne Marie của Hy Lạp đến buổi lễ cùng con trai là Thái tử Pavlos và Công nương Marie-Chantal.
Thái tử Pavlos là con trai cả của Vua Constantine II, vị vua cuối cùng của Hy Lạp, trị vì từ năm 1964 – 1973.
Dù hoàng gia đã bị bãi bỏ ở Hy Lạp, Hoàng gia Anh vẫn giữ quan hệ với những thành viên hoàng gia ở xa.
Trong những năm 1990, Vua Constantine bị tước quốc tịch Hy Lạp, nhà nước tịch thu cung điện Tatoi và một cung điện trên đảo Corfu, nơi Hoàng tử Philip của Anh chào đời.
Nữ hoàng Anne Marie của Hy Lạp đến buổi lễ cùng con trai là Thái tử Pavlos và Công nương Marie-Chantal. |
Đại Công tước Luxembourg và phu nhân Maria Teresa cũng có mặt tại buổi lễ. |
Hoàng tử kế vị Alois của Liechtenstein đến buổi lễ cùng vợ là Công nương Sophie. (Ảnh: Daily Mail) |
Hoàng tử kế vị Alois của Liechtenstein đến buổi lễ cùng vợ là Công nương Sophie.
Vị hoàng tử 54 tuổi là cháu họ đời thứ 8 của Nữ hoàng Elizabeth.
Quốc vương Jigme của Bhutan và Hoàng hậu Jetsun Pema. (Ảnh: Daily Mail) |
Quốc vương Jigme của Bhutan từng du học ở Anh và Mỹ. Ông lên ngôi năm 2006 ở tuổi 26, sau khi cha ông thoái vị. Ông đến dự lễ đăng quang cùng Hoàng hậu Jetsun Pema.
Quốc vương Thái Lan và Hoàng hậu cũng có mặt trong buổi lễ ở Tu viện Westminster. |
Vua Tupou VI của Tonga đến cùng Hoàng hậu Nanasipauʻu Tukuʻaho. Trong thời gian trị vì, hoàng gia Tonga nuôi dưỡng quan hệ gần gũi với hoàng gia Anh.
Vua Tupou VI của Tonga và Hoàng hậu. (Ảnh: Daily Mail) |
Quốc vương Malaysia Yang di-Pertuan Agong Abdullah cũng đến London dự buổi lễ. Hồi trẻ, ông đã hoàn thành khoá huấn luyện quân sự tại Học viện quân sự Hoàng gia Sandhurst tại Anh.
Quốc vương Malaysia và Hoàng hậu. (Ảnh: Daily Mail) |