Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Vắc-xin cúm nên được tiêm ngừa trước khi cúm mùa bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể có thể hình thành kháng thể bảo vệ khỏi các chủng virus có trong vắc-xin.

Theo bác sỹ Ánh Hồng, các nghiên cứu thực hiện qua nhiều mùa cúm, trên nhiều chủng virus và nhiều loại vắc-xin cúm cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể dù miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhờ vắc-xin đều giảm theo thời gian. Sự suy giảm kháng thể chống cúm do một số yếu tố như loại kháng nguyên sử dụng để chế tạo vắc-xin, tuổi của người được chủng ngừa và tình trạng sức khỏe của người được chủng ngừa. Người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu có thể sản sinh lượng kháng thể chống cúm ít hơn so với những người trẻ và hàm lượng kháng thể chống cúm của họ cũng giảm nhanh chóng hơn theo thời gian.

Với một số loại vắc-xin, các kháng thể được tạo ra vẫn giữ được hoạt động trong nhiều năm. Nhưng các loại virus gây bệnh cúm có thể thay đổi qua từng năm. Do đó, các kháng thể được tạo ra do đáp ứng với vắc-xin cúm có thể hiệu quả trong năm nay nhưng khả năng không còn tác dụng đối với virus cúm trong năm sau. Vì lý do này, tiêm vắc-xin cúm nên được nhắc lại mỗi năm.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm ảnh 1

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều chủng virus cúm (influenza) và các chủng virus cúm cũng luôn luôn biến đổi. Vì vậy, thành phần của vắc-xin cúm được nghiên cứu, cập nhật và thay đổi hàng năm để phù hợp hơn với các chủng virus cúm đang lưu hành năm đó. Vắc-xin cúm sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn để tạo ra kháng thể chống lại virus cúm. Những kháng thể này không mất đi mà lưu thông trong máu. Nếu bắt gặp virus cúm, chúng sẽ “đánh dấu” và ra hiệu cho hệ thống miễn dịch đến tiêu diệt ngay trước khi biểu hiện bệnh. Vắc-xin cúm nên được tiêm ngừa trước khi cúm mùa bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể có thể hình thành kháng thể bảo vệ khỏi các chủng virus có trong vắc-xin.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm

Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc-xin chủng ngừa cúm (đối với cả trẻ em và người lớn) là đau ở chỗ được tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 ngày. Các phản ứng dị ứng rất hiếm hoi nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ loại vắc-xin nào. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách nhận biết xem con bạn có gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào không.

Tiêm vắc-xin cúm khi mang thai có giúp ích cho thai nhi?

Tiêm vắc-xin cúm cho bà bầu mang lại lợi ích gấp đôi khi có thể bảo vệ cho cả bạn và thai nhi. Mặt khác, em bé sau sinh không thể chủng ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Khi bạn thực hiện tiêm phòng cúm khi mang thai, các kháng thể được tạo ra trong cơ thể của mẹ sẽ được truyền sang thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên khi được 6 tháng tuổi.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm ảnh 2

Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc-xin chủng ngừa cúm (đối với cả trẻ em và người lớn) là đau ở chỗ được tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 ngày. Ảnh minh họa: Internet

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

3. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

MỚI - NÓNG