Nhiều người trong ngành cho biết mọi thứ đã đến giới hạn, gây ra một mối đe doạ nữa cho sự vận hành vốn đã nhiều trở ngại của mạng lưới các cảng biển, tàu chở hàng và công ty xe tải đường bộ vận chuyển hàng hoá khắp thế giới.
Trong bức thư ngỏ gửi tới các nguyên thủ tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 29/9, Văn phòng Vận tải biển quốc tế (ICS) và các nhóm công nghiệp khác cảnh báo nguy cơ “sụp đổ hệ thống vận tải toàn cầu” nếu các chính phủ không khôi phục tự do di chuyển của các nhân viên ngành vận tải và ưu tiên cho họ tiêm các loại vắc-xin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.
“Tất cả các ngành vận tải đều đang trải qua tình trạng thiếu nhân viên, và sẽ còn nhiều người nữa nghỉ việc vì bị đối xử kém trong thời kỳ đại dịch, khiến chuỗi cung ứng đứng trước mối đe doạ lớn hơn”.
“Các chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên khó khăn sau 2 năm các công nhân ngành vận tải phải chịu nhiều căng thẳng”, bức thư viết.
Bức thư này còn có chữ ký của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Liên minh Vận tải đường bộ quốc tế (IRU) và Liên đoàn Các nhân viên vận tải quốc tế (ITF). Những tổ chức này đại diện cho 65 triệu nhân viên vận tải toàn cầu.
“Tất cả các ngành vận tải đều đang trải qua tình trạng thiếu nhân viên, và sẽ còn nhiều người nữa nghỉ việc vì bị đối xử kém trong thời kỳ đại dịch, khiến chuỗi cung ứng đứng trước mối đe doạ lớn hơn”, bức thư viết.
Guy Platten, tổng thư ký ICS, nói rằng tình trạng thiếu nhân viên có thể tồi tệ hơn trong thời gian cuối năm khi những người đi biển không muốn ký hợp đồng mới do sợ không về nhà kịp dịp nghỉ Giáng sinh cuối năm vì tình trạng phong toả và những thay đổi liên tục trong quy định hạn chế đi lại.
Sức nóng của tình trạng căng thẳng trong hệ thống cung ứng đang biểu hiện rõ ở Anh, nơi xăng dầu khan hiếm trầm trọng vì thiếu tài xế xe tải.
Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 2020, có đến 400.000 người đi biển không thể rời khỏi tàu của họ để đổi người định kỳ. Có người phải làm việc trên tàu thêm 18 tháng trời sau khi hợp đồng kết thúc, ICS cho biết.