Mỹ và các đồng minh sẽ xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ loại trừ Trung Quốc

Thiếu chip gây gián đoạn nghiêm trọng cho ngành sản xuất ô-tô gần đây. (Ảnh: Reuters)
Thiếu chip gây gián đoạn nghiêm trọng cho ngành sản xuất ô-tô gần đây. (Ảnh: Reuters)
TPO - Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị ký một sắc lệnh hành pháp để đẩy mạnh kế hoạch xây dựng các chuỗi cung ứng chip và các sản phẩm quan trọng chiến lược khác nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác như Đài Loan (Trung Quốc) Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Sắc lệnh sẽ chỉ đạo phát triển chiến lược chuỗi cung ứng quốc gia, dự kiến sẽ tập hợp các khuyến nghị để xây dựng mạng lưới cung ứng bớt chịu ảnh hưởng vì những gián đoạn do thảm hoạ và trừng phạt của các nước không thân thiện. Các biện pháp sẽ tập trung vào thiết bị bán dẫn, kim loại đất hiếm và sản phẩm y tế, Nikkei Asia dẫn dự thảo sắc lệnh cho biết. 

Dự thảo sắc lệnh nói rằng “làm việc với các đồng minh sẽ tạo ra các chuỗi cung ứng mạnh mẽ và chống chịu tốt”, gợi ý rằng hợp tác quốc tế sẽ đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch này. Washington dự kiến sẽ phối hợp với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc trong ngành sản xuất chip và các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong ngành đất hiếm. 

Mỹ dự định sẽ chia sẻ thông tin với đồng minh về mạng lưới cung ứng các sản phẩm quan trọng và tìm kiếm các sản phẩm bổ trợ. Washington sẽ tính đến một khuôn khổ chia sẻ những sản phẩm này trong tình huống khẩn cấp cũng như bảo đảm kho lưu trữ và năng lực sản xuất dự phòng. Các đối tác sẽ được yêu cầu giảm bớt hợp tác với Trung Quốc. 

Vấn đề này càng trở nên cấp bách sau khi tình trạng thiếu cung ứng chip gây gián đoạn nghiêm trọng cho ngành chế tạo ô-tô gần đây. 

Thị phần của Mỹ trong ngành sản xuất thiết bị bán dẫn toàn cầu giảm mạnh trong những năm qua, từ mức 37% năm 1990 xuống 12% hiện nay, theo số liệu của hãng tư vấn Boston Consulting.

Đài Loan đang có thị phần lớn nhất với 22% nhưng đã hoạt động hết công suất và không còn nhiều lựa chọn để tăng cường cung ứng trong ngắn hạn. Trong khi đó, Boston Consulting đánh giá rằng Trung Quốc đại lục, với khoảng 100 tỷ USD hỗ trợ của chính phủ, sẽ tăng thị phần lên 24% vào năm 2030. 

Phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong các sản phẩm quan trọng có thể dẫn đến những rủi ro an ninh. Bắc Kinh có thể dùng lợi thế thương mại để gây sức ép lên các đối tác thương mại, như cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật vào năm 2010 sau khi hai nước căng thẳng ở khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. 

Mỹ nhập khẩu khoảng 80% đất hiếm từ Trung Quốc và phụ thuộc đến 90% vào Trung Quốc trong một số sản phẩm y tế. 

Theo Theo Nikkei Asia
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.