Buýt nhanh chạy như buýt thường

0:00 / 0:00
0:00
Cần đánh giá lại hiệu quả buýt nhanh BRT ảnh: như ý
Cần đánh giá lại hiệu quả buýt nhanh BRT ảnh: như ý
TP - Tuy đạt được một số kết quả nhưng theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng Thông, chủ tịch Hiệp hội VTHKCC Hà Nội, buýt nhanh BRT vẫn chưa đạt được những mục tiêu hoạt động như thiết kế.

Buýt BRT có đường dành riêng nhưng chưa bao giờ được lưu thông trọn vẹn trên làn đường này. Để lưu thông hết hành trình 14 km từ bến Kim Mã về Yên Nghĩa, buýt BRT phải giành đường với các phương tiện hỗn hợp lấn làn.

Cơ quan chức năng chưa áp dụng công nghệ để xử lý kịp thời, trong đó có xử lý nguội bằng hình ảnh camera trên toàn tuyến. Nguyên nhân này dẫn đến buýt BRT chưa lưu thông nhanh theo đúng tên gọi.

Hành khách tiếp cận xe buýt đều phải băng qua đường để vào nhà chờ ở dải phân cách giữa, rất nguy hiểm với những nhà chờ không có cầu đi bộ sang đường. Hơn 50% điểm dừng, nhà chờ tuyến BRT 01 chưa có cầu đi bộ sang đường cho hành khách tiếp cận buýt BRT.

Ở Việt Nam, hầu hết xe buýt tiếp cận nhà chờ là ở vỉa hè bên phải, nhưng khi triển khai dự án BRT số 01, đơn vị thực hiện vẫn “bê nguyên” thiết kế nhà chờ bên trái ở châu Âu để lắp dựng.Khi vận hành vừa khó khăn cho công tác tổ chức giao thông, vừa không đảm bảo an toàn cho người dân.

Hiện nay, tại một số nhà chờ, đơn vị thực hiện dự án đã bổ sung các cầu vượt đi bộ qua đường, làm phát sinh thêm chi phí và làm xấu không gian đô thị.

Buýt nhanh chạy như buýt thường ảnh 1

Ông Nguyễn Trọng Thông

Ông Thông cho rằng, các thành phố phát triển trên thế giới xác định xe buýt và xe BRT chỉ là thời kỳ quá độ để hoàn thiện VTHKCC của một đô thị phát triển.

Do vậy, sau khoảng hơn 20 năm phát triển, giờ thành phố nên tập trung phát triển các loại hình vận tải khối lớn, chạy ở trên cao, dưới lòng đất. Loại hình này vừa vận chuyển được nhiều hành khách vừa không lo tình trạng ùn tắc giao thông. Còn xe buýt đóng vai trò là phương tiện trung chuyển, đi trong đô thị với quãng đường ngắn.

MỚI - NÓNG