Bốn loại vũ khí mới của Mỹ được ưu tiên dưới thời Joe Biden

Oanh tạc cơ B-1 Raider của quân đội Mỹ
Oanh tạc cơ B-1 Raider của quân đội Mỹ
TPO - Dự đoán các ưu tiên quốc phòng của chính quyền mới, đặc biệt là chính quyền chưa nhậm chức, là một công việc rủi ro. Mặc dù tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden có một thành tích lâu dài và khá nhất quán về an ninh quốc gia, nhưng hậu quả từ đại dịch toàn cầu và nền kinh tế bị gián đoạn có thể dẫn đến những thay đổi trong kế hoạch quân sự mà ít nhà quan sát mong đợi.

Các loại vũ khí mới thường chịu gánh nặng của những thay đổi như vậy, bởi vì việc trì hoãn các chương trình chưa hoạt động sẽ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bài bình luận này nói về bốn chương trình vũ khí mới sẽ không ngừng được phát triển và có khả năng sẽ xác định thế trận phòng thủ của ông Biden. Theo Forbes, không chương trình nào được liệt kê dưới đây đã có sản phẩm được biên chế, nhưng mỗi chương trình đều rất quan trọng đối với cách Joe Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ nói chung nghĩ về vấn đề quốc phòng.

1.     Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Columbia

Ngay từ những ngày đầu tiên ở Thượng viện, Joe Biden luôn là người tin tưởng vào khả năng răn đe hạt nhân. Đặc điểm chính trong chiến lược răn đe của Mỹ là thay vì cố gắng bảo vệ quốc gia trước cuộc tấn công hạt nhân của Nga hoặc Trung Quốc, Mỹ duy trì khả năng tung ra đòn trả đũa khủng khiếp, áp đảo chống lại bất kỳ kẻ thù nào. Vì vậy, không có logic rõ ràng để các kẻ thù tiềm tàng phát động một cuộc tấn công.

Chiến lược này yêu cầu một lực lượng trả đũa an toàn có thể sống sót sau bất kỳ cuộc tấn công nào và sau đó phản ứng theo cách tương ứng với hành động khiêu khích. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là trọng tâm của chiến lược này vì không giống như máy bay ném bom và tên lửa đất đối không, khi chúng đang tuần tra, chúng không thể bị nhắm mục tiêu trong một cuộc tấn công bất ngờ. Ngày nay, khoảng 2/3 số đầu đạn trong kho vũ khí chiến lược của Mỹ được mang trên 14 tàu ngầm lớp Ohio.

Tuy nhiên, những tàu ngầm này sẽ bắt đầu ngừng hoạt động vào cuối thập kỷ này và lớp tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Columbia đã được hình thành trong những năm thời ông Barack Obama làm tổng thống để thay thế chúng. Con tàu đầu tiên sẽ được giao cho hải quân Mỹ bởi nhà thầu chính General Dynamics vào năm 2027 và thực hiện chuyến tuần tra răn đe đầu tiên vào năm 2031. Columbia sẽ là chiếc tàu ngầm lớn nhất từng được đóng ở Mỹ.

2.     Máy bay ném bom tầm xa B-21 Raider

Cũng giống như trên biển, không quân Mỹ cũng đang cần được hiện đại hóa. Tất cả các máy bay ném bom hạng nặng trong lực lượng Không quân Mỹ hiện tại sẽ dần mất khả năng xâm nhập vùng không gian được phòng thủ trong những năm tới, và có một số mục tiêu không thể bị tiêu diệt từ bên ngoài không gian bằng tên lửa hành trình phóng từ trên không. Máy bay B-21, cũng được thai nghén dưới thời Obama, sẽ thay thế các máy bay ném bom B-1 và B-2 với vai trò máy bay tấn công tầm xa, có khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.

B-21 không chỉ là một biện pháp răn đe chiến lược, nó còn là một máy bay ném bom thông thường có khả năng mang nhiều loại vũ khí thông minh. Sự kết hợp giữa công nghệ có khả năng “tàng hình” và các hệ thống tác chiến điện tử nhanh nhẹn sẽ khiến nó gần như không thể theo dõi hoặc đánh chặn.

3.     Trực thăng Hải quân CH-53K King Stallion

Trong thế hệ trước, Thủy quân lục chiến Mỹ đã chuyển đổi ngành hàng không bằng cách giới thiệu máy bay cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey và máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng F-35B. Những chiếc máy bay này mang lại sự linh hoạt chưa từng có cho một lực lượng mặt đất từ lâu đã tự cho mình là lực lượng phản ứng đầu tiên của quân đội Mỹ. Kết hợp với căn cứ trên biển, chiếc máy bay này cho phép Thủy quân lục chiến Mỹ phản ứng nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng ở hầu hết mọi nơi.

Một máy bay trực thăng chở hàng có khả năng nâng những chiếc xe chiến thuật mới nhất một trăm dặm từ tàu đổ bộ ngoài khơi vào vùng chiến sự. CH-53K King Stallion, được nghiên cứu sản xuất dưới thời chính quyền Obama, đáp ứng yêu cầu này. Nó không chỉ có thể nâng được nhiều hàng hóa hơn bất kỳ loại máy bay cánh quạt nào khác trong lịch sử, mà CH-53K còn rẻ hơn trong việc bảo dưỡng và bảo vệ tốt hơn trước hỏa lực thù địch so với các loại trực thăng mà nó thay thế.

4.     Tàu chiến trên mặt nước và dưới biển không người lái

Đầu tháng này, một tàu nổi thử nghiệm được phát triển cho Hải quân Mỹ đã hoàn thành sứ mệnh dài 5.400 dặm. Điều bất thường ở đây là gần như toàn bộ nhiệm vụ được tiến hành một cách tự động, nghĩa là không có sự can thiệp của con người. Tàu thử nghiệm không có người lái là một phần trong đầu tư mở rộng của Hải quân Mỹ vào các tàu mặt nước và tàu ngầm.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.