TPO - Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2016, khi bộ bị xếp vào nhóm cuối bảng về cải cách hành chính (CCHC), ông đã nói trước toàn cơ quan, phải biết tự xấu hổ với chính mình. Theo ông Dung, một bộ lớn, cán bộ chuyên môn tốt, được Chính phủ quan tâm đầu tư, nhưng CCHC, công nghệ thông tin lại chậm, thậm chí tụt hậu.
Chia sẻ trên được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đưa ra khi làm việc với Đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo CCHC Chính phủ. Sau khi nghe góp ý của các thành viên đoàn kiểm tra, ông Dung nói, tự ông còn ghi nhiều hơn cả các cục trưởng và vụ trưởng ngồi họp. Sau buổi làm việc hôm nay, ông sẽ có chỉ đạo tới từng lãnh đạo đơn vị để triển khai.
Theo ông Dung, Bộ LĐ-TB&XH có nhiều lĩnh vực sát dân, rất nóng bỏng, nhưng lĩnh vực người có công, bảo hiểm xã hội… Dù bộ đã cố gắng CCHC, nhưng chưa đủ, khi người dân cần, Chính phủ yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa. Thậm chí, các bộ ngành khác đi còn Bộ LĐ-TB&XH lại đứng.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cho biết, khi mới về làm bộ trưởng, ông cũng thấy buồn khi báo cáo gì cũng giấy, thông tin qua lại cũng văn bản giấy. Thậm chí, ông thử 2 cuộc họp giấy mời gửi qua email công vụ, nhưng người được mời tới rất ít vì ít người sử dụng email. “Người đứng đầu còn không dùng công nghệ thông tin, thì hỏi cấp dưới ai dùng”, ông Dung nói.
Tuy nhiên, sau khi đẩy mạnh CCHC, hết tháng 10/2017, các nhiệm vụ của Bộ LĐ-TB&XH được giao trong năm đều đúng tiến độ, hoàn thành đúng hạn. Đây được đánh giá là thành công, lần đầu tiên Bộ LĐ-TB&XH đạt được.
Ngoài CCHC, ông Dung cũng cho biết, hiện bộ đã thuê công ty xây dựng hệ thống công nghệ thông tin. Dự kiến trong năm 2018 sẽ xây dựng xong hệ thống mạng về dạy nghề, xuất khẩu lao động, xây dựng xong ngân hàng điện tử về gen liệt sĩ, ngân hàng bia mộ.
Về tinh giảm bộ máy, hiện cả nước đã giảm được 252 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, tiến tới tỉnh nào có 3 trường cao đẳng nghề sẽ sáp nhập làm 1, chuyển trung cấp thành vệ tinh cho cao đẳng; sáp nhập các trung tâm bảo trợ xã hội.
“Tới đây các vụ sẽ không còn phòng, còn hiện vụ nào xin thành lập phòng là không cho nữa. Chúng ta phải thực hiện 1 cửa, không đi lại lòng vòng. Tinh thần chỉ tiến không lùi”, Bộ trưởng Dung nói. Ông cũng khẳng định, mọi cải cách không phải vì thành tích, mà phải hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa (Phó trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ), trưởng Đoàn kiểm tra đã khen ngợi các thay đổi, quyết tâm CCHC của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo ông Thừa, CCHC rất khó, nhưng đây là công việc, nên tất cả bộ máy phải sòng phẳng với nhau để cùng tiến lên. Như thời công nghệ thông tin, mà việc hiếu mà còn phải đánh công văn giấy, lãnh đạo ký, rồi đóng dấu hỏa tốc gửi các đơn vị.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, tới nay, toàn bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của bộ (335 thủ tục) đã được đăng tải công khai qua mạng; nhiều thủ tục hành chính thực hiện nhận và trả kết quả qua bưu điện; chỉ đạo các đơn vị tinh giảm biên chế; nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua mạng; tăng cường thanh kiểm tra nội bộ…
Theo ông Dung, Bộ LĐ-TB&XH có nhiều lĩnh vực sát dân, rất nóng bỏng, nhưng lĩnh vực người có công, bảo hiểm xã hội… Dù bộ đã cố gắng CCHC, nhưng chưa đủ, khi người dân cần, Chính phủ yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa. Thậm chí, các bộ ngành khác đi còn Bộ LĐ-TB&XH lại đứng.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cho biết, khi mới về làm bộ trưởng, ông cũng thấy buồn khi báo cáo gì cũng giấy, thông tin qua lại cũng văn bản giấy. Thậm chí, ông thử 2 cuộc họp giấy mời gửi qua email công vụ, nhưng người được mời tới rất ít vì ít người sử dụng email. “Người đứng đầu còn không dùng công nghệ thông tin, thì hỏi cấp dưới ai dùng”, ông Dung nói.
Tuy nhiên, sau khi đẩy mạnh CCHC, hết tháng 10/2017, các nhiệm vụ của Bộ LĐ-TB&XH được giao trong năm đều đúng tiến độ, hoàn thành đúng hạn. Đây được đánh giá là thành công, lần đầu tiên Bộ LĐ-TB&XH đạt được.
Ngoài CCHC, ông Dung cũng cho biết, hiện bộ đã thuê công ty xây dựng hệ thống công nghệ thông tin. Dự kiến trong năm 2018 sẽ xây dựng xong hệ thống mạng về dạy nghề, xuất khẩu lao động, xây dựng xong ngân hàng điện tử về gen liệt sĩ, ngân hàng bia mộ.
Về tinh giảm bộ máy, hiện cả nước đã giảm được 252 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, tiến tới tỉnh nào có 3 trường cao đẳng nghề sẽ sáp nhập làm 1, chuyển trung cấp thành vệ tinh cho cao đẳng; sáp nhập các trung tâm bảo trợ xã hội.
“Tới đây các vụ sẽ không còn phòng, còn hiện vụ nào xin thành lập phòng là không cho nữa. Chúng ta phải thực hiện 1 cửa, không đi lại lòng vòng. Tinh thần chỉ tiến không lùi”, Bộ trưởng Dung nói. Ông cũng khẳng định, mọi cải cách không phải vì thành tích, mà phải hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa (Phó trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ), trưởng Đoàn kiểm tra đã khen ngợi các thay đổi, quyết tâm CCHC của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo ông Thừa, CCHC rất khó, nhưng đây là công việc, nên tất cả bộ máy phải sòng phẳng với nhau để cùng tiến lên. Như thời công nghệ thông tin, mà việc hiếu mà còn phải đánh công văn giấy, lãnh đạo ký, rồi đóng dấu hỏa tốc gửi các đơn vị.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, tới nay, toàn bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của bộ (335 thủ tục) đã được đăng tải công khai qua mạng; nhiều thủ tục hành chính thực hiện nhận và trả kết quả qua bưu điện; chỉ đạo các đơn vị tinh giảm biên chế; nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua mạng; tăng cường thanh kiểm tra nội bộ…