Giấc mơ cà phê chồn của anh nông dân từ Bình Dương lên Đắk Nông lập nghiệp |
Trang trại gần 4 hecta của anh Lực nằm tại một ngọn đồi thuộc phường Quảng Thành, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. |
Anh Lực dành khoảng 1ha đất trồng cà phê arabica. Mỗi năm anh Lực thu hoạch khoảng 8 tấn cà phê tươi thì dành 2 tấn làm thức ăn cho chồn. |
Hai tấn cà phê tươi cho chồn ăn thu lại 100kg. Hơn năm tấn cà phê còn lại, anh sản xuất ra được khoảng một tấn cà phê dạng rang xay. |
Lúc đầu anh Lực chỉ có ý định nuôi chồn thịt. Sau một lần được thưởng thức ly cà phê chồn có giá vài trăm ngàn đồng, anh bắt đầu bị thu hút bởi dòng sản phẩm đặc biệt này. |
Con cái có mang giá khoảng 25 triệu một con. Con đực trưởng thành giá khoảng 15 triệu một con. Hiện nay, anh Lực phát triển tổng đàn khoảng 40 con. |
Chồn được cho ăn một lần vào buổi chiều. Mỗi ngày, một con chồn sẽ cho anh Lực một lạng cà phê thô sau khi ăn hết hai ký cà phê tươi. |
Đây là một loại cà phê rất độc đáo cũng như đắt đỏ bởi quy trình sản xuất đặc biệt. Trong tự nhiên loài chồn rất ưa thích phần thịt và vỏ bên ngoài của mỗi quả cà phê. |
Sau khi ăn vào bụng, lớp thịt của hạt cà phê được tiêu hóa, phần nhân trong quá trình đi qua hệ tiêu hóa của chồn sẽ gặp các enzyme và xảy ra quá trình lên men tự nhiên. Nhân được thải ra ngoài và qua quá trình xử lý kỹ lưỡng cho ra loại cà phê chồn có hương vị cực kỳ đặc trưng và độc nhất. |
Phần lớp vỏ lụa của cà phê chồn cũng có màu sắc khác so với lớp vỏ lụa của hạt cà phê thông thường khi có màu đỏ và đậm đà hơn đồng thời cứng, giòn hơn. |
Lớp vỏ trấu là phần không được dạ dày chồn tiêu hóa hết và được đào thải ra phân, lớp vỏ trái này giúp cho những nhân hạt cà phê không bị nhiễm bẩn, cách ly được với phân của chồn. Vì vậy sau khi thực hiện công đoạn phơi nắng, sẽ tiếp tục đến công đoạn cho hạt Cà phê chồn vào máy tách vỏ trấu, sau đó tiếp tục đến quá trình sàn lọc thủ công một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Mỗi hạt cà phê được đánh giá, phân loại, sắp xếp theo những tiêu chuẩn khác nhau để chọn ra những hạt tốt nhất. |
Anh Lực đang hướng dẫn cho con gái của mình cách phơi cà phê chồn. Lớp vỏ trấu là phần không được dạ dày chồn tiêu hóa hết và được đào thải ra phân, lớp vỏ trấu này giúp cho những nhân hạt cà phê không bị nhiễm bẩn, cách ly được với phân của chồn. Vì vậy sau khi thực hiện công đoạn phơi nắng, sẽ tiếp tục đến công đoạn cho hạt Cà phê chồn vào máy tách vỏ trấu, sau đó tiếp tục đến quá trình sàng lọc thủ công một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Mỗi hạt cà phê được đánh giá, phân loại, sắp xếp theo những tiêu chuẩn khác nhau để chọn ra những hạt tốt nhất. |
Đầu tư nuôi chồn lấy cà phê mới hơn ba năm nhưng từ 9 năm trước, anh Lực đã chủ động mày mò đi học cách chăm sóc thú ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. |
Những giấy tờ cần thiết để anh Lực có thể nuôi nhốt chồn hương để sản xuất cà phê do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cấp. |
Cà phê chồn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: ở Indonesia là Kopi Luwak, Kopi Muncak, Kopi Muntjak, Philippines là Kape Alamid, Đông Timor là Kafé-laku. Trong tiếng Anh, Cà phê chồn được gọi với cái tên thông dụng là Weasel Coffee. |
Sự đặc biệt trong hương thơm và mùi vị của cà phê chồn đến từ sự tiêu hóa hạt cà phê trong dạ dày của loài chồn, sự ảnh hưởng của enzyme đến sự biến đổi protein của hạt cà phê, và việc đào thải một vài acid. Ngay cả trong cách pha, cà phê chồn cũng phải có cách pha riêng nhằm giúp thực khách có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị một ly cà phê có giá vài trăm ngàn đồng. |
Theo một số nghiên cứu, cà phê chồn tại Việt Nam xuất hiện một cách tự nhiên vào nửa đầu thế kỷ 20, khi cây cà phê được người Pháp du nhập sang và trồng đại trà thành những đồn điền rộng lớn nằm sát những cánh rừng đại ngàn tại vùng đất Tây Nguyên.
Mỗi năm chỉ có một mùa cà phê duy nhất từ tháng 8 đến tháng 12. Trong khoảng thời gian này, vào ban đêm, những con chồn hương, tên khoa học là cầy vòi đốm đi kiếm ăn.
Chúng lẻn vào lô cà phê để thưởng thức những trái cà phê chín mọng trên cành mà chúng lựa chọn rất kỹ bằng bản năng siêu phàm của mình.
Cũng trong đêm đó, con chồn tách phần ngoài hạt cà phê, nhả vỏ mềm và nuốt nguyên trái gồm phần thịt và hạt. Sau quá trình tiêu hóa, phần hạt cà phê được thải ra. Nhân cà phê vẫn được bao bọc nguyên vẹn trong vỏ trấu.