Bộ Lao động nói về lao động đi làm việc bất hợp pháp ở châu Âu

Bộ Lao động nói về lao động đi làm việc bất hợp pháp ở châu Âu
TPO - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, thị trường lao động châu Âu khá khó tính và yêu cầu khắt khe. Việt Nam mới chỉ có quan hệ hợp tác với một số nước như Đức, Rumani, Ba Lan, Sip, Slovakia… Do đó, người lao động cần phải tìm hiểu kỹ về thông tin thị trường, tránh nghe theo lời dụ dỗ của các tổ chức, cá nhân môi giới, lừa đảo, dễ dẫn đến những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình di cư bất hợp pháp.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), để đi làm việc ở nước ngoài, hiện nay mới chỉ có 4 hình thức như thông qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTBXH; các doanh nghiệp đưa người lao động của doanh nghiệp đi làm việc theo dự án nhận thầu, khoán công trình, đầu tư ra nước ngoài hoặc đưa đi thực tập nâng cao tay nghề; đi làm việc theo hợp đồng cá nhân. Ngoài ra, thời gian gần đây có thêm hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua thỏa thuận giữa các địa phương Việt Nam với địa phương nước ngoài.

Đối với thị trường châu Âu, Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, chủ yếu thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và thông qua hình thức hợp đồng cá nhân.

Bộ Lao động nói về lao động đi làm việc bất hợp pháp ở châu Âu ảnh 1 Bức ảnh lan truyền trên mạng được cho là chở lao động bằng container

Theo đó, đối với hình thức qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, các doanh nghiệp XKLĐ đã và đang triển khai thực hiện các hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở một số nước thuộc Châu Âu với khoảng 6.000 người, chủ yếu ở các nước như Rumani, Ba Lan, Sip, Slovakia, Đức… với mức thu nhập trung bình khoảng 500 – 1.000 USD, tùy theo từng ngành nghề, công việc người lao động làm.

Đối với trường hợp đi làm việc theo hình thức cá nhân, người lao động phải tự đàm phán và ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng ở nước ngoài và làm thủ tục đăng ký hợp đồng với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú… và được Cục quản lý lao động ngoài nước chấp thuận.

Để đảm bảo việc tuyển đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, an toàn người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân người tuyển dụng cung cấp thông tin, đầy đủ và rõ ràng về người sử dụng ở nước ngoài, địa chỉ làm việc, nội dung công việc, các điều kiện làm việc, ăn ở, các quyền lợi về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác. Đặc biệt, người lao động cần làm rõ các khoản chi phí  để đi làm việc ở nước ngoài, cũng như yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp thu tiền phải có hóa đơn trên đó ghi rõ tên doanh nghiệp, tổ chức, chữ ký của người có trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức.

Tuy nhiên, theo Cục quản lý lao động ngoài nước, thị trường lao động châu Âu là thị trường khá khó tính, với yêu cầu thủ tục nhập cảnh vào làm việc chặt chẽ (trinh độ tay nghề, kỹ năng, bằng cấp, ngoại ngữ…).  Do đó, người lao động cần phải tìm hiểu kỹ về thông tin thị trường, tránh nghe theo lời dụ dỗ, hay các thông tin không trung thực của các tổ chức, cá nhân môi giới, lừa đảo, dễ dẫn đến những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình di cư bất hợp pháp.

“Mong muốn đi làm việc ở nước ngoài để có thu nhập cao hơn của người lao động là lý do hoàn toàn chính đáng nhưng người lao động cần phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận để được bảo vệ tốt hơn, mới an toàn”, lãnh đạo Cục quản lý lao động ngoài nước cho hay.

MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.