Bộ Giao thông kiến nghị kiểm tra giá dịch vụ bến xe Nước Ngầm

Bộ GTVT kiến nghị với Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội kiểm tra giá dịch vụ tại bến Nước Ngầm.
Bộ GTVT kiến nghị với Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội kiểm tra giá dịch vụ tại bến Nước Ngầm.
TPO - Sau khi cùng với thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại với trên 600 nhà xe, Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến vận tải tại các bến xe trên địa bàn Hà Nội vừa qua.

Kiểm tra giá dịch vụ tại bến xe Nước Ngầm

Cụ thể, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố tiếp tục rà soát để bố trí hợp lý các tuyến thuộc diện điều chuyển về bến Nước Ngầm hay bến xe Giáp Bát, hoặc tái cơ cấu lại giữa bến xe Giáp Bát với Nước Ngầm để đảm bảo cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch đối với các tuyến từ các địa phương, trong đó có các tuyến Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình… 

“Cần thông báo công khai về quy hoạch bến xe trên địa bàn thành phố, trong đó làm rõ tính pháp lý đối với bến xe Nước Ngầm và được quy hoạch thực hiện dài hạn hay ngắn hạn… Kiểm tra việc kê khai đăng ký giá dịch vụ xe ra vào bến của bến xe Nước Ngầm, đảm bảo công bằng, phù hợp với mặt bằng giá chung trên địa bàn thành phố”, báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ.

Tại bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, thành phố Hà Nội cần thông báo rõ đến các đơn vị vận tải tại bến xe được hoạt động đến khi xây dựng xong bến Cổ Bi; bến Giáp Bát được hoạt động cho đến thời điểm xây dựng xong và đưa vào khai thác bến xe Yên Sở để doanh nghiệp bến xe cũng như đơn vị vận tải chủ động trong đầu tư và hoạt động vận tải

Với loại hình vận tải kết nối các bến, Bộ GTVT đề nghị thành phố Hà Nội phải rà soát, bố trí tăng lượng phương tiện xe buýt để kết nối giữa các bến xe nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, phối hợp với Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng xe buýt có thiết kế để chở cả hàng hóa được hoạt động trên các tuyến buýt kết nối bến.

Tạm dừng cấp phép xe chạy hợp đồng

Trong phần đề xuất chung, báo cáo của Bộ GTVT nêu, UBND thành phố Hà Nội và Bộ GTVT đề nghị Công an thành phố, Sở GTVT và quận, huyện liên quan mở chiến dịch cao điểm về thanh tra, kiểm tra xử lý “xe dù, bến cóc” trên địa bàn thành phố; tổ chức kiểm tra, phối hợp thông tin xử lý vi phạm, đặc biệt khu vực xung quanh các bến xe; tập trung xử lý nghiêm các vi phạm dùng xe hợp đồng Limousine để hoạt động như tuyến cố định...

Với tình trạng xe dù - bến cóc, xe hợp đồng trá hình Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập, trình quy hoạch về số lượng phương tiện phù hợp tình hình thực tế của địa phương để tránh hiện tượng cung vượt quá cầu và lợi dụng chạy “trá hình” xe tuyến cố định gây mất trật tự vận tải và cạnh tranh không công bằng giữa các loại hình vận tải hành khách. Các tỉnh, thành phố rà soát thực trạng tại địa phương về số lượng phương tiện (từ 9 chỗ trở lên) vận tải hành khách theo hợp đồng, đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với tình hình tổ chức giao thông trên địa bàn.

Bộ Giao thông kiến nghị kiểm tra giá dịch vụ bến xe Nước Ngầm ảnh 1

Bộ GTVT kiến nghị dừng cấp phép xe khách chạy hợp đồng

Trong trường hợp cần thiết, có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương tạm dừng cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và phù hiệu đối với phương tiện (từ 9 chỗ trở lên) vận tải hành khách theo hợp đồng cho đến khi ban hành quy hoạch về số lượng phương tiện để làm căn cứ thực hiện theo đúng số lượng quy hoạch trên địa bàn địa phương.

  

Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với Sở GTVT các tỉnh, thành phố rà soát điều chỉnh hành trình các tuyến xe khách liên tỉnh đi qua Hà Nội (tuyến không có điểm đầu, điểm cuối tại các bến xe thuộc Hà Nội), tránh đi xuyên tâm thành phố và giảm đi trên đường vành đai 3.

Như Tiền Phong đã phản ánh, trước sự phản ứng mạnh mẽ của doanh nghiệp (DN) vận tải về việc chuyển bến, trong đó có nhiều chuyến xe được chuyển về bến Nước Ngầm vắng khách, chiều 1/3 thành phố Hà Nội và Bộ GTVT đã tổ chức buổi đối thoại với đại diện trên 600 nhà xe. Cuộc đối thoại diễn ra đầy kịch tính khi đại diện các nhà xe không muốn nghe ý kiến phát biểu của lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội; tiếp đó đề nghị tạm dừng việc điều chuyển để các xe trở lại bến Mỹ Đình hoạt động như cũ… 

Buổi đối thoại chỉ được “giảm nhiệt” khi chủ toạ là lãnh đạo Bộ GTVT đưa ra một số giải pháp Hà Nội phải làm ngay, trong đó có việc xoá xe dù - bến cóc, bố trí lại các lối ra vào bến xe Nước Ngầm, có phương án với xe hợp đồng; với nội dung buổi đối thoại sẽ được Bộ GTVT báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.