TPO - Ông Hoàng Đăng Khoa - Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai - cho biết ngày 23/12 tới, phía Hà Khẩu (Trung Quốc) mời đoàn công tác của thành phố sang làm việc, triển khai các công việc cho kế hoạch mở hoàn toàn cửa khẩu biên giới hai nước tại Lào Cai.
TP - Thời gian qua, tình hình hoạt động của tội phạm ma túy, nhất là các đường dây ma túy lớn xuyên quốc gia qua biên giới Việt - Trung diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, lực lượng biên phòng Lạng Sơn xác lập các chuyên án đấu tranh, triệt phá.
TPO - Chiều 3/1, trao đổi với PV Tiền Phong, Đại tá Đỗ Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Cửa khẩu Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thông tin về việc tăng cường kiểm soát trên các tuyến biên giới nhằm đối phó với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.
TPO - Sáng 7/4, tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp cấp bách công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong Quân đội, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) nói như vậy trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19.
TP - Năm 1991, ngay sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc, người dân di cư đã trở lại quê cũ. Gác lại quá khứ, Lạng Sơn nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước xây dựng quê hương vun đắp tình hữu nghị, giao thương, kết nối với nhân dân nước bạn.
TP - “Không đến 2 giờ có thể đánh xuống Hà Nội” - tuyên bố của chỉ huy quân Trung Quốc năm 1979 đã được chứng minh là chuyện không tưởng ở đèo Khau Chỉa. Nơi đây, chỉ 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương đã chống trả hiệu quả trước sức tấn công của các sư đoàn địch với pháo binh và xe tăng…
TP - Chúng tôi bị đánh thức bởi những tiếng nổ vang trời rất ghê sợ. Và rồi, trong cơn ngái ngủ, lũ trẻ chúng tôi bị cuốn đi trong dòng người bìu ríu nhau theo đường mòn biên giới rời xa quê, sơ tán về tuyến sau.
TPO - Trưa 23/2, tại Sở Lao động-TB &XH tỉnh Lạng Sơn diễn ra cuộc gặp, trao quà chân tình của Đảng bộ ngoài nước cho các cựu chiến binh, người có công bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
TP - 17/2/1947 là ngày Trung đoàn Thủ đô rút khỏi mặt trận Hà Nội để rồi 8 năm sau trở về chiến thắng. Riêng tôi, trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, chỉ 10 ngày sau khởi chiến tức 27/2/1979, được Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Thông Tin cử lên Cao Bằng cùng nhạc sĩ Phạm Khắc Vinh và họa sĩ Lê Thân để thâm nhập thực tế và sáng tác về chiến công của các chiến sĩ thông tin.
TP - Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tạm chấm dứt, nhưng ngọn lửa của cuộc chiến vẫn ngày đêm âm ỉ cháy trên dọc tuyến biên giới phía Bắc. Và năm đó, 1982, Xưởng phim truyện VN được giao nhiệm vụ làm phim về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới. Bên điện ảnh tài liệu khi đó đã có những tác phẩm gây xúc động nhân tâm.
TP - “Giờ mẹ không còn khóc nữa, chỉ nhớ và tự hào về Chinh thôi” là những lời bắt đầu cho câu chuyện xưa của cụ Khương Thị Chu (85 tuổi) kể về người con trai Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh tại điểm nóng biên giới phía Bắc.
Cách đây 40 năm, rạng sáng 17/2/1979, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Thực hiện Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, quân và dân Việt Nam đã cầm súng, chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
TPO - Mua thuốc lắc từ biên giới phía Bắc, Dũng đưa vào thành phố Vinh (Nghệ An) để tiêu thụ. Khi đang trên đường đi giao dịch thì đối tượng bị cảnh sát phát hiện và bắt giữ.
TP - Những ngày đầu tháng 2, tiết trời giá rét, Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa) như được ấm lên bởi những khói hương tri ân sau dịp Tết Nguyên đán. 38 năm trở về trước, người thanh niên Lê Đình Chinh (SN 1960, quê ở Nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đã anh dũng hy sinh tại điểm nóng biên giới phía Bắc.