Biển Đông có thể đón bão dồn dập

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, những tháng cuối năm 2024 có thể xảy ra bão dồn dập trên Biển Đông, không loại trừ nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ.

Hiện nay, vùng biển ngoài khơi Philippines đang tồn tại hai vùng áp thấp nhưng theo các chuyên gia, còn rất xa để nhận định về khả năng hình thành bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông từ các vùng áp thấp này.

Ngoài ra, trong nửa cuối tháng 9, trên Biển Đông có thể hình thành dải hội tụ nhiệt đới. Trên dải hội tụ nhiệt đới này có thể xuất hiện các nhiễu động mạnh lên thành bão/áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo từ nay đến hết năm 2024 còn khoảng 6-8 cơn bão/ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 3-4 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Biển Đông có thể đón bão dồn dập ảnh 1

Biển Đông có thể đón bão chồng bão trong thời gian tới. Ảnh minh hoạ: Hồng Vĩnh.

Ông Khiêm cũng lưu ý, với ảnh hưởng của La Nina, những tháng cuối năm 2024, trên Biển Đông có thể xuất hiện bão dồn dập, dẫn đến mưa chồng mưa, lũ chồng lũ ở khu vực miền Trung nước ta, không loại trừ khả năng tháng 1/2025 vẫn còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực nam Biển Đông.

Miền Bắc nước ta vừa hứng chịu cơn bão mạnh nhất 30 năm qua đổ bộ. Đến sáng nay, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão YAGI tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực tỉnh Sơn La, dự báo tan dần trong đêm nay.

Dù bão tan nhưng mưa lớn còn kéo dài ở miền Bắc, nhất là các tỉnh trung du, vùng núi phía Bắc. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng sâu và kéo dài ở nơi trũng thấp.

Thông tin dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cung cấp trực tuyến tại địa chỉ http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn/ và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Đoàn Văn Tình

Dạ xin được gửi lời hỏi thăm và động viên toàn thể ngư dân và Đặc biệt là toàn thể các Chiến sĩ đã và đang bảo vệ Biển Đảo Việt Nam ta ❤️❤️🇻🇳❤️❤️. Xin thành thật được chia sẻ khó khăn do cơn bão Yagi gây ra ạ. !

Thích (10)Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.