TPO - Sáng sớm nay (16/11), bão Manyi mạnh lên thành siêu bão. Dự báo bão di chuyển rất nhanh, có thể vào Biển Đông trong sáng 18/11 với diễn biến phức tạp.
TPO - Bão số 8 đang có dấu hiệu suy yếu dần khi hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông, gần đảo Hải Nam (Trung Quốc). Áp sát đảo Luzon của Philippines đang có cơn bão Usagi hoạt động với cường độ rất mạnh, có thể tiệm cận cấp siêu bão. Một cơn bão khác là Manyi cũng đang hoạt động ngoài khơi Philippines.
TPO - Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 7 đã gây mưa lớn cho nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong hôm nay. Dự báo mưa kéo dài hết đêm nay, giảm dần từ ngày mai (13/11). Trong khi đó, bão số 8 di chuyển chậm trên Biển Đông với cường độ mạnh cấp 9-10, giật cấp 12.
TPO - Nhận định mới nhất cho thấy, khi áp sát vùng biển các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi, bão số 7 có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa cho các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, diễn biến bão vẫn còn rất phức tạp, khó lường.
TPO - Sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đi vào vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024. Dự báo diễn biến của bão sẽ rất phức tạp, khó lường, phụ thuộc vào sự tương tác với khối không khí lạnh từ phía Bắc.
TPO - Sau khi vào Biển Đông chiều qua (24/10), bão Trà Mi đang có xu hướng mạnh dần lên. Kịch bản có xác suất cao nhất hiện nay là bão áp sát vùng biển miền Trung nước ta rồi đổi hướng ra biển. Khu vực Trung Trung Bộ có thể mưa lớn diện rộng từ ngày mai (26/10).
TPO - Dự báo khoảng đêm 24, ngày 25/10, bão Trà Mi sẽ đi vào Biển Đông, trở thành bão số 6 năm nay. Bão có thể tăng cấp nhanh, hướng về phía quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
TPO - Áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khơi của Philippines có khả năng mạnh lên thành bão, đi vào Biển Đông trong ngày 25/10, trở thành bão số 6 trên Biển Đông năm nay.
TPO - Cơn bão rất mạnh Krathon sẽ đi vào Biển Đông trước khi đổi hướng đi lên phía Đài Loan (Trung Quốc), gây gió mạnh cấp 15, giật trên cấp 17 ở khu vực Bắc Biển Đông.
TPO - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, những tháng cuối năm 2024 có thể xảy ra bão dồn dập trên Biển Đông, không loại trừ nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ.
TPO - Trong sáng nay (5/9), bão YAGI đã mạnh lên cấp 16, chính thức trở thành siêu bão trên Biển Đông, đồng thời là cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024, tính đến thời điểm này. Đây cũng là cơn bão có thời gian tăng cấp nhanh nhất từng ghi nhận tại Biển Đông.
TPO - Vào tối nay, bão YAGI đã đạt cường độ cấp 13-14, tăng 6 cấp so với thời điểm đi vào Biển Đông sáng 3/9. Dự báo bão tiếp tục tăng cấp, đạt sức mạnh của một siêu bão vào chiều 6/9, là cơn bão mạnh nhất trong khoảng 10 năm qua trên Biển Đông.
TPO - Nhận định mới nhất của Việt Nam cho rằng, bão YAGI có thể đạt cường độ cấp 14-15, giật cấp 17. Nhật Bản dự báo bão mạnh nhất cấp 15. Hồng Kông dự báo YAGI có thể đạt mức siêu bão cấp 16-17.
TPO - Cường độ bão rất mạnh, đổ bộ trực tiếp đất liền nước ta, vùng mây rộng cả ngàn km là những yếu tố khiến bão YAGI có vùng ảnh hưởng vô cùng rộng lớn và mức độ tàn phá nghiêm trọng khi đổ bộ vào khoảng ngày 7-8/9.
TPO - Khi áp sát đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày 6/9, bão YAGI có thể đạt cường độ cấp 14, giật cấp 17 và ít thay đổi cường độ khi tiến vào vịnh Bắc Bộ, dự báo gây nguy hiểm cho một vùng rất rộng lớn trên biển và đất liền nước ta.
TPO - Áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là YAGI, dự báo đi vào Biển Đông trong chiều và đêm mai (3/9) với cường độ rất mạnh.
TPO - Vùng biển ngoài khơi của Philippines vừa hình thành một áp thấp nhiệt đới, dự báo có thể mạnh lên thành bão và di chuyển vào Biển Đông trong những ngày tới, trở thành cơn bão số 3 trong mùa bão năm nay.
TPO - Những nhận định mới nhất cho thấy, bão số 2 sau khi đi qua đảo Hải Nam của Trung Quốc sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ rồi đổ bộ các tỉnh Đông Bắc nước ta. Miền Bắc và Thanh Hoá có thể đón mưa lớn từ đêm mai (22/7).
TPO - Sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 2 hoạt động trên Biển Đông năm nay. Dự báo diễn biến bão rất khó lường do tương tác với cơn bão Gaemi đang hoạt động ngoài khơi của Philippines.
TPO - Khoảng cuối tuần này (13-14/7), trên Biển Đông có khả năng hình thành một dải hội tụ nhiệt đới. Trên dải hội tụ nhiệt đới này có thể hình thành nên xoáy thuận nhiệt đới (bão/áp thấp nhiệt đới) gây ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc, miền Trung nước ta.
TPO - Khoảng ngày 22-23/6, trên khu vực bắc và giữa Biển Đông có khả năng hình thành một vùng áp thấp. Dự báo vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với xác suất khoảng 65-75% và mạnh lên thành bão với xác suất 20-30%.
TPO - Chiều nay (30/5), vùng áp thấp trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, trở thành xoáy thuận nhiệt đới đầu tiên hoạt động trên Biển Đông năm nay, đánh dấu mùa bão năm 2024 bắt đầu.
TPO - Một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực Bắc Biển Đông, có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, trở thành xoáy thuận nhiệt đới đầu tiên trên Biển Đông trong mùa bão năm nay.
TPO - Bão Jelawat đang di chuyển với tốc độ khoảng 20km/giờ, dự báo trong hôm nay và ngày mai (18-19/12), bão tăng tốc 25km/h, đi vào Biển Đông trong ngày mai, có thể suy giảm thành áp thấp nhiệt đới.
TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, khả năng đi vào Biển Đông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão ít khả năng ảnh hưởng đất liền nước ta.
TPO - Sáng sớm 23/11, một vùng áp thấp hình thành khu vực phía Nam Biển Đông, dự báo có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, đang được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi chặt chẽ.
TPO - Chiều nay (20/10), do tương tác với không khí lạnh nên bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vịnh Bắc Bộ, đồng thời đổi hướng di chuyển. Dự báo, áp thấp nhiệt đới tiếp gây gió mạnh, sóng lớn trên vịnh Bắc Bộ trước khi tan dần từ trưa mai (21/10).
TPO - Bão KOINU đang đạt sức mạnh cấp 15, giật trên cấp 17 (tiệm cận cấp siêu bão), dự báo sẽ di chuyển vào Biển Đông trong sáng 5/10, tiếp tục duy trì cường độ rất mạnh.