Bí quyết sống khỏe cho bệnh nhân tiểu đường

Ảnh minh họa: WebMD
Ảnh minh họa: WebMD
TPO - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tiểu đường sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7 trên thế giới vào năm 2030.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh xảy ra khi đảo tụy không đáp ứng đủ nhu cầu insulin của cơ thể hoặc khi cơ thể không đáp ứng với insulin. Bệnh nhân tiểu đường thường có mức đường huyết cao, dẫn đến nhiều tổn thương đối với cơ thể, đặc biệt là mạch máu và các tế bào thần kinh.

Hormon Insulin là gì?

Insulin là loại hormone được tiết ra bời các tế bào đảo tụy vào trong máu. Insulin lưu thông trong vòng tuần hoàn, vào trong tế bào và làm giảm lượng đường trong máu. Khi cơ thể thiếu hụthormone insulin hoặc cơ thể không đáp ứng với hormone insulin, sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chia thành 4 loại chính- tiểu đường typ 1, tiểu đường typ 2, tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ. 

• Bệnh tiểu đường typ 1 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Cơ thể phá vỡ các carbohydrate thành glucose để cung cấp năng lượng và insulin đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu glucose từ máu vào trong các tế bào của cơ thể. Bệnh tiểu đường typ 1 khiến bệnh nhân giảm của ít nhất 20 năm tuổi thọ của bệnh nhân, theo Diabetes UK.

• Trong trường hợp bệnh tiểu đường typ 2, cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách được gọi là kháng insulin. Tuyến tụy sản xuất thêm insulin để bù đắp cho sự thiếu hụt, nhưng theo thời gian, tuyến tụy không tạo đủ insulin để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Theo Diabetes UK, bệnh tiểu đường typ 2 làm giảm khoảng 10 năm tuổi thọ của bệnh nhân. Những người mắc bệnh tiểu đường typ 2 thường mắc tiền tiểu đường và có mức đường huyết cao hơn mức bình thường.

• Trong giai đoạn tiền tiểu đường, hệ tuần hoàn và tim có thể bị tổn thương.

• Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển trong thai kỳ và biến mất sau khi sinh. Đây là loại bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
• Đi tiểu thường xuyên
• Đau dữ dội
• Tăng cân bất thường
• Giảm cân
• Cảm giác khát
• Khó chịu
• Tầm nhìn mờ
• Mệt mỏi
• Vết thương lâu lành
• Nhiễm trùng da và nấm
• Bệnh nướu răng
• Tê và ngứa ran ở bàn chân và bàn tay
• Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.

Biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cao tuổi có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và suy thận cao. Lưu lượng máu lưu thông thấp hơn, gây tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân làm tăng nguy cơ loét bàn chân và nhiễm trùng. Bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến gây mù lòa.

Lối sống lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường

1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Trước tiên bạn cần hiểu bệnh tiểu đường là gì và ba loại bệnh tiểu đường thường gặp: bệnh tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ. Bạn phải hiểu rõ cơ thể của bạn và cách nó hoạt động. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường mỗi ngày
• Tham gia các lớp học để tìm hiểu thêm về cuộc sống với bệnh tiểu đường và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
• Tham gia một nhóm hỗ trợ để nhận hỗ trợ đồng đẳng để kiểm soát bệnh tiểu đường.
• Bạn cũng có thể kiểm tra các nguồn thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường trên mạng như trang Hiệp hội đái tháo đường- nội tiết Việt Nam để tìm hiểu về bệnh tiểu đường.
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bản thân sẽ làm cho bạn cảm thấy an tâm hơn, giúp cơ thể nhiều năng lượng hơn. Bạn có thể đối phó với các triệu chứng bệnh tiểu đường như mệt mỏi và khát, đi tiểu nhiều hơn, bị nhiễm trùng da và bàng quang, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, các vấn đề về mắt, tê tay và vấn đề về chân, răng và nướu, và các vấn đề về thận.

2. Tìm hiểu về ABCs

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về cách kiểm soát bệnh tiểu đường ABC (A1C, Huyết áp và Cholesterol). Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau tim hoặc các vấn đề tiểu đường khác.

A là viết tắt cho xét nghiệm A1C là xét nghiệm máu đo mức đường trong máu trung bình trong ba tháng, khác với kiểm tra đường huyết thường xuyên. Đây là xét nghiệm cần thiết và quan trọng giúp bạn theo dõi và duy trì mức đường huyết bình thường. Sự gia tăng lượng đường trong máu có thể gây hại cho mạch máu, tim, bàn chân, thận và mắt.

B là viết tắt của huyết áp trong đó đề cập đến áp lực lưu thông máu trên thành mạch máu. Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra huyết áp thường xuyên do tăng huyết áp gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.

C là viết tắt của cholesterol, có hai loại holesterol là LDL (lipoprotein mật độ thấp) và HDL (lipoprotein mật độ cao). Cholesterol LDL (có hại) gây tắc nghẽn mạch máu, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Cholesterol HDL (có lợi) giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi mạch máu.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về A1C, huyết áp và chỉ số cholesterol. Mục tiêu của ABC sẽ tùy thuộc vào loại vấn đề sức khỏe bạn đã có, bạn đã mắc bệnh tiểu đường bao lâu và tình trạng bệnh tiểu đường.

3. Học cách giữ gìn sức khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường
Những người đang sống với căn bệnh tiểu đường nên biết các bước cần thực hiện để giữ gìn sức khỏe.

Dưới đây là một số cách để đối phó với bệnh tiểu đường:

• Căng thẳng làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy hãy thử các bài tập thở sâu, đi bộ và thiền để giảm mức độ căng thẳng. 

• Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên cảm thấy chán nản, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ, tư vấn của nhân viên tư vấn sức khỏe tâm thần, bạn bè thân thiết hoặc thành viên gia đình, những người sẽ lắng nghe những lo ngại của bạn và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
• Dùng thuốc theo toa kê của bác sĩ chuyên khoa.
• Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện mụn nước, đốm đỏ, sưng và vết cắt. Nếu vết loét ở bàn chân chậm lành, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
• Vệ sinh cẩn thận miệng, răng và nướu bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.
• Không hút thuốc và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên.
Chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường
• Lập kế hoạch cho mỗi bữa ăn với sự trợ giúp của bác sĩ.
• Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì, bánh quy giòn, ngũ cốc nguyên hạt, gạo,….
• Chọn các loại thực phẩm ít calo, chất béo chuyển dạng, chất béo bão hòa, muối và đường. Uống nhiều nước thay vì nước trái cây.
• Ăn trái cây tươi, rau, sữa và pho mát ít béo.
• Kiểm soát khẩu phần ăn, ½ khẩu phần ưn nên là trái cây và rau quả, ¼ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức và ¼ với protein nạc như thịt gà không có da hoặc đậu.

Các cách giúp duy trì thói quen vận động

• Đặt mục tiêu cho chính bản thân, bắt đầu bằng cách đi bộ 30 phút mỗi ngày. 

• Tăng cường sức mạnh cơ bắp bằng cách tập yoga và làm vườn hai lần một tuần.
• Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh bằng cách thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các hoạt động, chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường và khi nào cần kiểm tra chỉ số đường huyết..

4. Chăm sóc định kỳ

Mỗi khi bạn đến gặp bác sĩ hãy kiểm tra huyết áp, kiểm tra bàn chân, kiểm tra cân nặng và cũng như nhờ tư vấn về lối sống hàng ngày lành mạnh. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện xét nghiệm cholesterol, kiểm tra răng miệng, kiểm tra mắt, tiêm phòng cúm, xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra các vấn đề về thận. 

Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu có các xét nghiệm khác được yêu cầu và kết quả dương tính hay âm tính.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Một thay đổi đơn giản trong thói quen, lối sống của bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

1. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn bằng cách chọn các loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrates tinh chế thấp và kết hợp nhiều rau, trái cây, thịt nạc, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
2. Tập thể dục thường xuyên như đạp xe hoặc chạy bộ giúp tim hoạt động tốt hơn.
3. Uống thuốc đúng giờ.
4. Không bao giờ bỏ bữa. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và ăn đồ ăn nhẹ đều đặn có thể giữ lượng đường trong máu ổn định.

MỚI - NÓNG